Quận 5: Tất tần tật về Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh

Tất tần tật về Quận 5

Quận 5 là một quận nội thành nằm gần khu vực trung tâm của TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 là nơi tập trung sinh sống của nhiều người Hoa, chiếm gần một nửa dân số. Đây cũng là nơi gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và đã có lịch sử hơn 300 năm tại Sài Gòn.

1

Lịch sử hình thành của Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển của quận 5 gắn liền với hơn 300 năm lịch sử Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn. Năm 1820, khu vực này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Đến năm 1836, Quận 5 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định; sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn. Đầu thế kỷ XX  Quận 5 được cắt và sáp nhập vào Thành phố Sài Gòn. Từ sau năm 1976, Quận 5 chính thức được thành lập và trực thuộc TP Hồ Chí Minh.

Thời Pháp thuộc
Ngày 27/4/1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn hình thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 31/8/1933, thành lập thêm quận 5 tại Khu Sài Gòn – Chợ Lớn

Ngày 30/6/1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn– Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 5 lúc này thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam cộng hòa
Ngày 22/10/1956, theo sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27/3/1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia 6 quận đang có thành 8 quận mới: 1,2,3,4,5,6,7 và 8. Quận 5 lúc này đang trùng với địa giới Quận 7 và một phần khu vực quận 4 cũ ở phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận 5 đang có 06 phường: An Đông, Nguyễn Tri Phương, Chợ Quán, Trung Ương, Phú Thọ, Minh Mạng.

Năm 1962, giải thể phường Trung Ương và lập ra 5 phường mới là: Hồng Bàng, Nguyễn Huỳnh Đức, Đồng Khánh, Khổng Tử và Trang Tử. Quận 5 lúc này có 10 phường.

Năm 1969, tách đất 3 quận là Quận 3,5 và 6, để lập một quận mới là quận 10. Quận 7 khi đó còn 07 phường.
Năm 1974, quận 5 lập thêm phường Nguyễn Trãi. Đến ngày 29/4/1975, Quận 5 gồm 08 phường: Nguyễn Trãi, Hồng Bàng, An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Khổng Tử, Trang Tử, Nguyễn Huỳnh Đức.

Từ năm 1975 tới nay
Ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận và đến 3/5/1975 thành lập thành phố Sài Gòn – Gia Định. Lúc này Quận 5 vẫn thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7/1976.

Ngày 20/5/1976, Tổ chức hành chính TP Sài Gòn–Gia Định được sắp xếp lần hai, Quận 5 vẫn giữ nguyên như cũ. Quận 5 lúc này có 24 phường, đánh số từ 1 đến 24.
Ngày 2/7/1976, sau kỳ họp thứ 1 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Từ đó Quận 5 trở thành quận trực thuộc TP Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4/1986, Quận 5 giải thể 24 phường hiện tại để thay thế bằng 15 phường mới, đánh số từ 1 đến 15.

Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Quận 5 sáp nhập Phường 15 vào Phường 12. Từ đó đến nay, Quận 5 có 14 phường.

Tất tần tật về Quận 5
Quận 5 gắn liền với hơn 300 năm lịch sử hình thành và phát triển Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh | Nguồn: Internet
2

Quy hoạch và phát triển Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi lập quy hoạch tại Quận 5 TPHCM

Năm 2021, Phạm vi lập quy hoạch tại quận 5 bao gồm: toàn bộ địa giới hành chính của quận 5, gồm có 14 phường với diện tích 4,27 km².

Tính chất và chức năng quy hoạch

Theo quyết định số 6786/QĐ-UBND, mục tiêu của điều chỉnh quy hoạch Quận 5 là để khai thác hiệu quả hơn quỹ đất hiện có, chuyển đổi chức năng sử dụng đất đai nhiều hơn vào chức năng dân dụng, tăng thêm diện tích cho giao thông, tăng số công trình phúc lợi công cộng và công viên cây xanh.

Cơ cấu sử dụng đất của quận 5 đến năm 2020 là:

  • Đất dân dụng: 377,77 ha (88,5%); trong đó đất ở là 180,36 ha (42,24%).
  • Đất ngoài dân dụng: 49,23 ha (11,5%); trong đó đất công nghiệp, kho tàng là 13,95 ha (3,27%).
Tất tần tật về Quận 5
Quận 5 đã hình thành lâu đời nên khá ổn định, vì vậy chủ yếu tập trung cải tạo  trong các khu vực dân cư đang hiện hữu | Nguồn: Internet

Về không gian, địa bàn quận 5 đã hình thành lâu đời và đã khá ổn định. Vậy nên chủ yếu tập trung cải tạo chính tại các khu vực dân cư hiện tại.

3

Đặc điểm địa lý và môi trường của Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 5 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông: giáp Quận 1 qua ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ và Quận 4 qua một đoạn nhỏ của kênh Bến Nghé
  • Phía Tây: giáp Quận 6 qua ranh giới những tuyến đường như Ngô Nhân Tịnh, Nguyễn Thị Nhỏ, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn
  • Phía Nam: giáp Quận 8 qua ranh giới là kênh Tàu Hủ
  • Phía Bắc: giáp Quận 10 và Quận 11 qua ranh giới là đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.
Tất tần tật về Quận 5
Quận 5 có 4 bề là những tuyến đường huyết mạch của Thành phố | Nguồn: Internet

Quận 5 là nơi tập trung của nhiều bệnh viện lớn và nổi tiếng như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược và rất nhiều những bệnh viện lớn nhỏ khác như: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.

Ngoài ra, Quận 5 còn có một số các địa điểm nổi tiếng bạn nên ghé thử để khám phá, vui chơi, giải trí như: Phố người Hoa quận 5, Phố đèn lồng Lương Nhữ Học, khám phá ẩm thực Sài thành ở Chợ Thủ Đô quận 5, Bowling Parkson Hùng Vương, chùa Bà Thiên Hậu, The Garden Mall, Chợ An Đông, The Common Project…

4

Thông tin Hành chính của Quận 5 - TPHCM. Bản đồ Hành chính Quận 5

Thông tin Hành chính của Quận 5 – TPHCM:

  • Diện tích: 4,27 km²
  • Dân số: 159.073 người (tính tới năm 2019)
  • Mật độ dân số đạt 37.254 người/km².
  • Dân tộc: Kinh và Hoa (chiếm từ 40-45% dân số)
  • Mã vùng: 774
  • Biển số xe: 59-H1-H2

Quận 5 có 14 phường, được đánh số từ 1 đến 14: phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Trong đó, phường 8 là trung tâm của cả quận 5.

Bản đồ Hành chính Quận 5 – TPHCM

Tất tần tật về Quận 5
Bản đồ Hành chính Quận 5 – TPHCM| Nguồn: Internet
5

Giao thông tại Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quyết định 6786/QĐ-UBND, quy hoạch giao thông quận 5 cụ thể như sau:

Về giao thông đường bộ, mật độ đường sá ở Quận 5 rất nhiều với nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua khu vực địa bàn của quận như: đường An Dương Vương, đường Hồng Bàng, đường Nguyễn Tri Phương; Đường Ngô Gia Tự,…

Tất tần tật về Quận 5
Giao thông tại Quận 5 dày đặc đường sa với nhiều tuyến đường lớn quan trọng | Nguồn: Internet

Xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bến Chương Dương – Hàm Tử – Trần Văn Kiểu. Theo quy định lộ giới cần hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội bộ và cấp thành phố.

Theo quy hoạch, cần cải tạo mở rộng các trục đường lớn và làm mới lại các trục giao thông để thuận tiện cho việc đi lại trong các phường.

Bên cạnh đó cần cải tạo các nút giao thông chính theo quy hoạch, làm mới lại cầu Nguyễn Tri Phương, cầu chữ Y2 trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ đoạn nối dài qua quận 8.

6

Ủy Ban Nhân Dân Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc của Ủy ban nhân dân Quận 5, TPHCM

Giờ làm việc của UBND Quận 5 – TPHCM như sau:

Thứ 2 – Thứ 6: Theo giờ hành chính từ 8-17h.

Sáng Thứ 7: từ 7h30 – 11h30 sáng. Vì lượng hồ sơ lớn, nên để đảm bảo thuận tiện cho công việc bạn nên tới trước 10h sáng.

Liên hệ UBND Quận 5 khi nào?

Tùy vào mục đích và công việc mà bạn cần liên hệ với Ủy ban nhân dân quận 5 theo phòng ban. Chẳng hạn như:

+ Phòng tư pháp: các vấn đề như chứng từ, chứng sao y, chứng thực mua bán đất, khai sinh, kết hôn, …

+ Phòng Quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường: liên quan tới công tác đất đai; giải quyết các vấn đề tranh chấp, chủ quyền đất; quy hoạch đất đai; đo đạc đất đai; các vấn đề về sổ đỏ, sổ hồng,…

+ Phòng lao động thương binh xã hội: giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…

  • Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ; trường hợp di dời, sửa chữa, cải tạo công trình; xây dựng mới công trình (công trình theo tuyến và không theo tuyến trong đô thị; công trình quảng cáo; công trình tín ngưỡng; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động).
  • Cấp lại, Điều chỉnh, Gia hạn giấy phép xây dựng.
  • Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với các nhà ở riêng lẻ, công trình (các công trình không theo tuyến còn lại không thuộc thẩm quyền của Bộ – Sở Xây dựng, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị).
Tất tần tật về Quận 5
Trụ sở UBND Quận 5 – TPHCM đặt tại địa chỉ 203 An Dương Vương, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh | Nguồn: Internet
7

Công An Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ làm việc tại Trụ sở Công An Quận 5 – TPHCM

Bộ phận tiếp công dân của Công An Quận 5 làm việc vào giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật và nghỉ các ngày Lễ, nghỉ Tết. Người dân có thể liên hệ làm việc vào khung giờ sau:

  • Sáng: từ 7h30 – 11h30
  • Chiều: từ 13h30 – 17h.
Tất tần tật về Quận 5
Trụ sở Công An Quận 5 – TPHCM

Chức năng, nhiệm vụ của Công An Quận 5 – TPHCM

Công an Quận 5 thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, Công an Quận 5 có nhiệm vụ:

  • Bảo vệ, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Chủ trì, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của thành phố.
  • Trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm; các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tổ chức xây dựng lực lượng Công an vững mạnh và từng bước hiện đại hơn.

Liên hệ Công an Quận 5 – TPHCM qua: 

  • Địa chỉ: 359 Trần Hưng Đạo, Phường 10, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3855 0878.
Chia sẻ nếu thấy hữu ích