Quận 4: Tất tần tật về Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh

Tất tần tật về Quận 4

Quận 4 là một quận nội thành trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 4 có vị trí địa lý khá đặc thù với xung quanh là hệ thống sông, kênh rạch. Ngoài ra, Quận 4 còn nổi tiếng với di tích Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà thờ Xóm Chiếu… cùng một số các công trình kiến trúc tôn giáo khác.

1

Lịch sử hình thành Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến nay, Quận 4 có lịch sử phát triển đã hơn 88 năm. Trong thời gian dài như trên, các đơn vị hành chính của quận cũng có sự thay đổi khá nhiều. Cụ thể là:

Thời kỳ Pháp thuộc (1933 – 1954)

  • Địa giới hành chính:
    – Ngày 31/8/1933: thành lập Quận 4 tại khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ranh giới quận 4 thời đó nay thuộc địa giới của quận 5, quận 8 và quận 10 ngày nay.
    – Ngày 30/6/1951: Khu Sài Gòn – Chợ Lớn được đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 4 lúc này trực thuộc Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn và địa giới vẫn giữ nguyên.

Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa (Từ năm 1955 đến trước 30/4/1975)

  • Địa giới hành chính:
    – Ngày 22/10/1956: Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn, quận 4 lúc này trực thuộc Đô Thành Sài Gòn.
    – Ngày 27/3/1959: Quận 4 cùng 5 quận khác được phân chia lại địa giới hành chính để thành lập thêm 8 quận khác nhau. Quận 4 khi đó có 4 phường là Phường Xóm Chiếu, Vĩnh Hội, Bến Xà Lan, Lý Nhơn.
    – Từ năm 1962 – 29/4/1975: giải thể Phường Bến Xà Lan của quận 4 để lập nên 2 phường mới. Như vậy, lúc này quận 4 bao gồm 5 phường là Cây Bàng, Khánh Hội, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.
Tất tần tật về Quận 4
Quận 4 có lịch sử phát triển đã hơn 88 năm | Nguồn: Internet

Quận 4 từ năm 1975 đến nay 

  • Địa giới hành chính:
    – Ngày 3/5/1975: Đô Thành Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Sài Gòn – Gia Định. Quận 4 trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.
    – Ngày 20/5/1976: Quận 4 vẫn được giữ nguyên về mặt địa giới hành chính nhưng các phường cũ bị giải thể để lập ra 18 phường mới là Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
    – Ngày 2/7/1976: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh và quận 4 được xác định trực thuộc thành phố mới.
    – Ngày 26/8/1982: Phường 11 của quận 4 được giải thể để sáp nhập vào phường 8 nên quận 4 lúc này chỉ còn 17 phường là: Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
    – Ngày 1/11/1985: giải thể Phường 7 quận 4 để sáp nhập vào phường 6 và phường 9, phường 17 bị giải thể để sáp nhập vào phường 16 và 18. Quận 4 lúc này gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18.
    – Ngày 9/12/1920: Phường 5, Quận 4 được sáp nhập vào phường 2; phường 12 được sát nhập vào phường 13. Quận 4 còn lại 13 phường là: phường 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 18.
2

Quy hoạch phát triển tại Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi lập quy hoạch Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Trước đây, Quận 4 có 3 mặt giáp với sông nên việc di chuyển, kết nối thông thương với các quận khác bị hạn chế. Điều này đã khiến cho nền kinh tế của Quận 4 không được ổn định. Nhưng trong những năm gần đây với sự phát triển của hệ thống giao thông, Quận 4 đã có tới 7 cây cầu hiện đại giúp Quận 4 kết nối với các quận khác như:

  • Cầu Nguyễn văn Cừ: Quận 1 và quận 5, 8
  • Cầu Ông Lãnh, cầu Calmette: Quận 1
  • Cầu Khánh Hội: Quận 1, 2
  • Cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận 1, 2: Quận 7 Phú Mỹ Hưng – Nam Sài gòn

Với vị trí địa lý khá đặc thù đó đã tạo điều kiện để Quận 4 giao lưu và phát triển về nhiều mặt: Dịch vụ thương mại, Dịch vụ cảng,  Dịch vụ du lịch – khách sạn – nhà hàng – vui chơi giải trí, Tài chính – ngân hàng và một số ngành nghề sản xuất truyền thống của quận. Ngoài ra, Quận 4 còn phát triển thêm với các loại hình BĐS như: khu đô thị Lancaster Linconln, Cao ốc văn phòng cho thuê Lancaster Linconln, căn hộ cao cấp Lancaster Lincoln…

Tất tần tật về Quận 4
Bản đồ Quy hoạch Quận 4 – TPHCM | Nguồn: Internet

Tính chất và chức năng quy hoạch

  • Theo quy hoạch chung quận 4: Quận 4 là một quận nội thành mang chức năng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại và giao thông đường thủy với thế mạnh là dịch vụ Cảng.
  • Điều chỉnh quy hoạch chung: Quận 4 là một phần của trung tâm thành phố, mang chức năng thương mại, dịch vụ, dân dụng, tiểu thủ công nghiệp; trong đó ưu tiên đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ.
  • Khu trung tâm thành phố: cùng với các quận như quận 1, 2, 3 và quận Bình Thạnh, quận 4 sẽ có chức năng là một phần của trung tâm thành phố.
  • Khu trung tâm thương mại – dịch vụ cấp khu vực: việc di dời cảng Sài Gòn tạo quỹ đất để bố trí khu cảng du lịch quốc tế – thương mại – dịch vụ.
  • Khu đô thị: khu dân cư hiện hữu và xây dựng mới với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
3

Vị trí địa lý Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí địa lý Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Quận 4 có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông: giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
  • Phía Tây: giáp Quận 1 và Quận 5 qua kênh Bến Nghé
  • Phía Nam: giáp Quận 7 và Quận 8 qua kênh Tẻ
  • Phía Bắc: giáp Quận 1 qua kênh Bến Nghé.
Tất tần tật về Quận 4
Quận 4 có hình dạng như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch | Nguồn: Internet
4

Thông tin Hành chính Quận 4 - TPHCM. Bản đồ Hành chính Quận 4 - TPHCM

Thông tin Hành chính Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

  • Diện tích: 4,18 km²
  • Dân số: 175.329 người (tính tới năm 2019)
  • Mật độ dân số: 41.945 người/km²

Quận 413 phường trực thuộc, gồm có: 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16 và 18. Cần lưu ý rằng, các phường Quận 4 tuy được đánh số theo thứ tự nhưng lại không có phường 5, 7, 11, 12 và 17.

Bản đồ Hành chính Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tất tần tật về Quận 4
Bản đồ Hành chính Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh | Nguồn: Internet

 

5

Giao thông tại Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống giao thông Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Đường bộ

  • Tuyến đường phố đô thị: Có trên 38 tuyến đường lớn nhỏ tổng dài hơn 35.000m.
  • Nút giao đường Bắc – Nam tại quận: Gồm có đường Tôn Đản, Đường 14, đường Hoàng Diệu nối dài và Cầu Chuông.
  • Tuyến đường trục Bắc – Nam của TP.HCM: Bắt đầu từ đường Hoàng Diệu, quận 4 kết nối trực tiếp với đường Nguyễn Văn Linh, quận 7.
  • Tuyến đường hẻm: Trên 620 con đường hẻm dài hơn 70.000m.

Đường sắt
Tuyến metro số 4 có chiều dài 36,2km giúp quận 4 kết nối với các quận như: quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận 1, quận 3, Quận 7 và huyện Nhà Bè.

Tất tần tật về Quận 4
Giao thông tại Quận 4 ngày càng phát triển là điều kiện thuận lợi để thông thương với các khu vực khác | Nguồn: Internet

Đường thủy
Khu vực trung tâm của quận nằm gần các cảng lớn như:

  • Cảng Sài Gòn: Cách 1,4km
  • Cảng Tân Hiệp Phước: 1,6km
  • Cảng Cát Lái: 14km
  • Tân cảng Phú Hữu: 17km
  • Cảng Container quận 9: 25km.
  • Có hệ thống bến tàu và bến du thuyền lớn là:
  • Bến du thuyền Sài Gòn Princess: 1,7km
  • Bến du thuyền Sài Gòn: 2,1km
  • Bến du thuyền hầm Thủ Thiêm: 2,1km
  • Bến tàu cao tốc Bạch Đằng: 2,3km
  • Bến tàu cánh ngầm: 2,5km

Nhìn chung, hệ thống hạ tầng giao thông Quận 4 tương đối kiện toàn, đang ngày càng được mở rộng và nâng cấp dần. Điều này tạo điều kiện giúp quận 4 phát triển đa dạng về nhiều mặt như ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp, du lịch và bất động sản.

6

Quận 4 có gì vui? Các địa điểm vui chơi tại Quận 4

Những con cầu mang tính thẩm mỹ cao và hiện đại

Những cây cầu Ông Lãnh, cầu Calmette, cầu Nguyễn Văn Cừ mang dáng dấp hiện đại đang uốn lượn bắt ngang qua rạch Bến Nghé tạo cho không gian gần gũi hơn, làm tăng thêm vẻ mỹ quan cho đô thị.

Tất tần tật về Quận 4
Cầu Calmette góp phần giúp hướng lưu thông từ Quận 1 sang Quận 4 thông thoáng hơn, giải tỏa bớt áp lực giao thông | Nguồn: Internet

Nhiều công viên với quy mô lớn và nhỏ

Quận 4 là nơi sở hữu nhiều công viên nhất thành phố. Bên cạnh những công viên lớn như: công viên Khánh Hội, công viên Nguyễn Tất Thành, công viên Tôn Thất Thuyết… quận còn có những công viên vừa và nhỏ tập trung tại các khu căn hộ cao cấp, chung cư cao tầng. Đặc biệt, quận còn nổi tiếng với Khu vui chơi thiếu nhi Kizciti – thành phố hướng nghiệp, là nơi đầu tiên kết hợp mô hình hướng nghiệp với các hoạt động vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Ngoài ra, Khi đặt chân đến địa bàn quận, bạn sẽ còn bắt gặp nhiều hàng cây xanh chạy dọc hai bên đường, chẳng hạn như: đường Bến Vân Đồn, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Tôn Thất Thuyết…

Tất tần tật về Quận 4
Công viên Khánh Hội – lá phổi xanh của Quận 4 TPHCM | Nguồn: Internet

Những công trình kiến trúc mang tính lịch sử

Đặc biệt, Quận 4 còn được nhớ đến với những công trình kiến trúc là những di tích lịch sử mang dấu ấn thời gian. Những địa điểm ấy có thể kể đến như: Chùa Kim Liên, Chùa Giác Nguyên, Cầu Mống, Đình Khánh Hội, Đình Vĩnh Hội. Đặc biệt là Bến Nhà Rồng với lịch sử hơn 20 năm hoạt động – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Tất tần tật về Quận 4
Bến Nhà Rồng – biểu tượng lịch sử nổi tiếng khi nhắc tới Quận 4 | Nguồn: Internet

Thiên đường ẩm thực về các món ăn vặt

Tuy có diện tích khiêm tốn nhất Sài Gòn nhưng Quận 4 lại là nơi có nhiều hàng quán bán những món ăn vặt bình dân lại phong phú, đa dạng, ngon miệng. Một số các “con đường ăn uống” như: đường Đoàn Văn Bơ, đường Xóm Chiếu, đường Vĩnh Hội.

Tất tần tật về Quận 4
Quận 4 là điểm đến ăn vặt của rất nhiều bạn trẻ tại Sài Gòn | Nguồn: Internet
  • Món nướng, món lẩu: có nhiều quán thịt xiên nướng thơm nồng trên đường Vĩnh Hội.
  • Các món về ốc, mì ốc hến là những món ăn đã khiến tên tuổi quận 4 trở nên nổi tiếng. Một số quán ốc nổi tiếng như: quán ốc Tô ở đường Xóm Chiếu, ốc Oanh tại đường Vĩnh Khánh.
  • Về phá lấu: những hàng quán phá lấu lâu đời như quán dì Nủi, quán cô Oanh… luôn trở nên đông đúc vào mỗi tối.
  • Món mì ốc hến dì Lan trên đường Ngô Văn Sở cũng được nhiều người lựa chọn.

Một số các địa điểm nổi bật tại Quận 4

Bạn có thể ghé thăm các địa điểm nổi tiếng tại Quận 4 khác như: Cầu Mống, Bến Nhà Rồng, Chợ Xóm Chiếu, Khu vui chơi Kizciti, Công viên Khánh Hội, Phố Bích Họa, Tàu Sài Gòn, Con đường ốc Vĩnh Khánh…

7

Ủy Ban Nhân Dân Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc của UBND Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ làm việc của UBND Quận 4 – TPHCM như sau:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Làm việc giờ hành chính từ 8h -17h.
  • Sáng Thứ 7: từ 7h30 – 11h30. Vì lượng hồ sơ lớn, nên để đảm bảo thuận tiện cho công việc bạn nên tới trước 10h sáng.
Tất tần tật về Quận 4
Trụ sở UBND Quận 4 – TPHCM

Liên hệ UBND Quận 4 khi nào?

Tùy theo nhu cầu, mục đích công việc mà bạn cần liên hệ với UBND Q4 theo phòng ban, ví dụ như:

+ Phòng tư pháp: các vấn đề như chứng thực mua bán đất, chứng sao y, chứng từ, khai sinh, kết hôn, …

+ Phòng Quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường: liên quan tới các vấn đề đất đai như giải quyết các vấn đề tranh chấp, chủ quyền, đo đạc, quy hoạch đất; các vấn đề về sổ hồng, sổ đỏ,…

+ Phòng lao động thương binh xã hội: giải quyết các vấn đề liên quan tới lao động như cấp giấy phép lao động, tiền lương,…

  • Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ; trường hợp di dời, sửa chữa, cải tạo công trình; xây dựng mới công trình,…
  • Điều chỉnh, Cấp lại, Gia hạn giấy phép xây dựng.
  • Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn đối với những nhà ở riêng lẻ, công trình (các công trình không theo tuyến còn lại không thuộc thẩm quyền của Bộ – Sở Xây dựng, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị).

Thành tựu của UBND Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đã giảm 11,7%, doanh thu các ngành thương mại và dịch vụ tăng lên 1,42%, thu ngân sách Nhà nước đạt mức 79,24% so với kế hoạch, giảm 9,67% so với cùng kỳ. Năm 2020, Quận 4 đã có trên 1.600 doanh nghiệp được thành lập mới, đạt 153% chỉ tiêu. Quận 4 đã tập trung thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng những công trình trọng điểm, việc sử dụng vốn và giải ngân vốn đã đạt 96,75%.

Đa số các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch. Đồng thời, Quận 4 cũng đảm bảo thực hiện phù hợp các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế và thành phố về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn của quận 4 giảm so với cùng kỳ trong việc khống chế dịch bệnh Covid-19. Các hoạt động về chính sách và an sinh xã hội được thực hiện kịp thời.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng an ninh ngày càng được đảm bảo. Nhất là tại Đại hội đại biểu Đảng bộ quận và Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025, quận đã thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự.

Thông tin liên hệ UBND Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 18 Đường Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3943 1124
8

Công An Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

Chức năng, nhiệm vụ của Công an Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

Công an Quận 4 – TPHCM thuộc hệ thống tổ chức trong lực lượng Công an nhân dân, có nhiệm vụ:

  • Bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
  • Chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
  • Tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu và hoạt động của những thế lực thù địch, các loại tội phạm, các vụ việc vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, vi phạm trật tự an toàn xã hội.
  • Tổ chức xây dựng lực lượng Công an luôn trong sạch vững mạnh và từng bước phát triển, hiện đại hơn.
Tất tần tật về Quận 4
Trụ sở Công An Quận 4 – TPHCM

Thời gian làm việc tại Trụ sở Công An Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ phận tiếp công dân của Công an Quận 4 – TPHCM làm việc vào giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ các ngày Lễ, Tết.

  • Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30
  • Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.

Thông tin liên hệ Trụ sở Công An Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 14 Đường Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3940 0188
Chia sẻ nếu thấy hữu ích