Ăn mực có bị sẹo lồi không? Nên và không nên ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

5/5 - (100 bình chọn)
Ăn mực có bị sẹo lồi không? Nên và không nên ăn gì khi bị sẹo lồi?

Mực là hải sản quen thuộc trong những bữa cơm gia đình. Không những thế, đây còn là món khoái khẩu của rất nhiều người. Nhưng, có nhiều nguồn thông tin cho rằng ăn mực khi vết thương bị hở sẽ gây nên sẹo lồi. Vậy thực hư của việc này là như thế nào? ăn mực có bị sẹo lồi không? Hãy cùng top10tphcm tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết này nhé!

 

1

Ăn mực có bị sẹo lồi không?

Đến nay, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể để chứng minh tác động của việc ăn mực đối với sức khỏe của người sau mổ hay đối với những người có vết thương ngoài da. Mực chứa chất dinh dưỡng cao nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng phẫu thuật thì việc ăn mực có thể làm vết thương, vết mổ hình thành sẹo lồi.

Nguyên nhân được cho là hàm lượng Protein khá cao trong mực làm kích thích tăng sinh Collagen quá mức trong quá trình liền sẹo. Không những vậy, một số chất khác trong mực cũng có thể là thành phần làm cho kích ứng khiến vết mổ lâu lành hơn.

 hàm lượng Protein cao trong mực
Nguyên nhân gây sẹo lồi có thể là do hàm lượng Protein cao trong mực | Nguồn ảnh: Internet
2

Vì sao ăn mực lại bị sẹo lồi?

Để trả lời ăn mực có bị sẹo lồi không? không chúng ta cùng nên tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng trong 85g mực thông qua bảng sau:

Chất dinh dưỡngHàm lượng
Protein13.2 g
Cholesterol198 mg
Chất béo bão hòa0.3 g
Chất béo không bão hòa0.49 g

Từ bảng thành phần trên có thể thấy rằng trong mực chứa chất dinh dưỡng cao có thể sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục, nhưng vẫn không nên ăn mực sau phẫu thuật hay có những vết thương ngoài da bởi một số lý do sau:

Có thể gây kích ứng

Ơ một vài người, cơ thể họ có thể coi Protein có trong mực là loại Protein lạ khiến hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại. Qua đó dẫn đến hình thành phản ứng dị ứng làm cho vết mổ khó chịu, ngứa ngáy. Nhiều trường hợp nếu dị ứng nặng có thể làm cho vùng da phồng rộp lên.

Có thể gây kích ứng 
Ăn mực có thể khiến vết mổ kích ứng, mưng mủ và lâu lành | Nguồn ảnh: Internet

Có thể bị mưng mủ

Ăn mực khi vết thương chưa lành có thể khiến tình trạng viêm nhiễm tăng cao, căng lên hay mưng mủ. Vậy nên, trong giai đoạn sau phẫu thuật hay hồi phục các viết thương thì tốt nhất không nên ăn mực để tránh gặp phải tình trạng vết mổ lâu phục hồi và bị viêm.

Gây nguy hiểm cho người dị ứng

Đối với người có cơ địa dị ứng với mực khi ăn mực quá nhiều còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những phản ứng dị ứng có thể gặp phải như phát ban, ngứa da, mề đay,… đến các triệu chứng nghiêm trọng khác như bất tỉnh, hạ huyết áp,  sốc phản vệ,… Đối với các trường hợp này, thì người sau phẫu thuật nên tuyệt đối kiêng những thực phẩm có thành phần mực.

Tránh cảm giác ngon miệng

Khi ăn những món ăn được chế biến từ mực, người bệnh có nguy cơ bị ngộ độc, tiêu chảy do trong mực có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ăn mực quá nhiều làm cho đường ruột không thể tiết đủ Enzym để có thể tiêu hóa hết lượng Protein nạp vào.

Hơn hết, mực có tính hàn khi hấp thu có thể gây lạnh bụng làm mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc tiêu chảy, ăn không ngon. Ngoài ra, mực có mùi tanh sẽ làm giảm đi cảm giác ăn ngon miệng ở người bệnh.

Tránh cảm giác ngon miệng
Các món ăn từ mực có thể gây nguy hiểm cho người có cơ địa dị ứng | Nguồn ảnh: Internet

Với 4 nguy cơ trên thì nên kiêng là câu giải đáp cho việc “vì sao ăn mực lại bị sẹo lồi?“. Vậy thời gian để kiêng mực trong bao lâu thì hãy cùng top10tphcm tiếp tục tìm hiểu nhé!

3

Nên kiêng ăn mực trong bao lâu?

Sau khi đã nắm rõ ăn mực có bị sẹo lồi không, hẳn sẽ có nhiều người rất quan tâm đến thời gian có thể tiếp tục sử dụng món ăn này trong bữa ăn. Theo những nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia thì việc kiêng ăn mực lâu hay mau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến vết thương hở trên da, tình sức khỏe và trạng cơ địa của từng người bệnh.

Nên kiêng ăn mực từ khoảng ít nhất 1 tháng - 6 tuần
Không nên ăn mực khi có vết thương từ khoảng ít nhất 1 tháng đến 6 tuần | Nguồn ảnh: Internet

Dưới đây là gợi ý về thời gian kiêng ăn mực đối với các trường hợp phổ biến mà bạn nên tham khảo qua:

  • Phẫu thuật nâng mũi: Kiêng ít nhất 1 tháng
  • Làm mắt: Kiêng từ 2 đến 6 tuần
  • Phẫu thuật xương hàm mặt: Trên trong 2 tháng liên tục
  • Nâng ngực nội soi: Từ 1 đến 2 tháng cho tới khi hồi phục
  • Hút mỡ bụng, đùi, tay: Kiêng 1 tháng
  • Mổ ruột thừa: Trong 3 đến 4 tuần phụ thuộc theo phương pháp
  • Sinh con: Từ 1 đến 3 tháng tùy theo sinh mổ hay sinh thường

Hơn hết còn rất nhiều trường hợp điều trị, phẫu thuật vết thương hở khác nhau sẽ tác động đến thời gian kiêng ăn mực cũng như là hải sản. Hãy liên hệ với các bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn về tình trạng cơ địa của mình nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về vấn đề này nhé.

4

Nên kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Người bị tai nạn hay sau phẫu thuật có vết thương hở lớn ở trên người, cần phải có thời gian phục hồi cả tinh thần lẫn thể chất lẫn. Vì thế rất cần có một chế độ ăn uống thích hợp lý, đủ dinh dưỡng để rút ngắn được quá trình phục hồi, hỗ trợ tăng sức đề kháng. Vậy nên kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Kiêng ăn thịt gà

Thịt gà từ lâu là một thực phẩm quen thuộc của nhiều người bởi có ít calo, có thể sử dụng trong việc giảm cân,… Nhưng thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà có thể  làm ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo của cơ thể, không những thế nó còn ảnh hưởng xấu đến tế các bào da mới hình thành.

Không chỉ vậy, việc sử dụng thịt gà trong giai đoạn này cũng khiến vết thương bị ngứa, căng nhức, khi bong màikéo da non. Thế nên bạn hãy liệt kê thịt gà vào các loại thực phẩm cần tránh khi cơ thể có vết thương nhé!

Kiêng ăn thịt gà
Nên kiêng thịt gà trong quá trình điều trị các vết thương | Nguồn ảnh: Internet

Nên kiêng thịt bò

Trong thịt bò chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao như khoáng chất, protein,  chất sắt – giúp bổ sung cũng như tái tạo tế bào hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu và đưa chất dinh đi nuôi vết thương rất tốt. Nhưng trên thực tế việc tăng quá nhanh tế bào hồng cầu cũng có thể làm cho chúng tích tụ lại trên bề mặt vết thương, dẫn đến hiện tượng thâm.

Không chỉ vậy, việc ăn thịt bò cũng làm cho vết thương trở nên rát, ngứa khi bong mài do phản ứng ngược của cơ thể đối với loại protein “lạ”. Vì thế, bạn nên tuyệt đối kiêng thịt bò trong thời gian hồi phục vết thương cũng như trong giai đoạn điều trị sẹo.

Nên kiêng thịt bò
Thịt bò có nhiều protein có thể gây nên sẹo khi ăn nhiều | Nguồn ảnh: Internet

Hải sản

Hàm lượng khoáng chất, protein có trong hải sản dù rất dồi dào, ít chất béo xấu, ít calo. Thế nên loại thực phẩm này luôn được ưu tiên trong thực đơn giảm cân, ăn kiêng. Nhưng cũng giống với câu trả lời cho câu hỏi ăn mực có bị sẹo lồi không kể trên thì hải sản nhìn chung cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì có thể gây nên sẹo lồi.

Nhất là đối với ai có cơ địa dễ bị dị ứng với thành phần của hải sản. Khi ăn có thể sẽ bị nổi mề đay, sưng tấy, mẩn ngứa, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của các vết thương.

Đồ nếp

Đồ nếp hay còn được biết đến là những món ăn được làm từ gạo nếp như chè xôi, xôi, bánh dày, bánh chưng, … Mỗi món ăn đều có điểm hấp dẫn riêng mà những ai khi ăn rồi cũng cảm thấy rất thích. Nhưng đối với những ai có cơ địa dễ nổi mụn, nhạy cảm hoặc trên cơ thể đang có vết thương đang hồi phục thì được khuyến cáo là không nên tiêu thụ đồ nếp.

Nguyên nhân là bởi vì đồ nếp có tính nóng, có thể làm cho vết thương bị sưng tấy, mưng mủ từ đó dẫn đến nhiễm trùng, khi hoàn toàn hồi phục sẽ dễ xuất hiện sẹo lồi.

Đồ nếp
Không nên ăn đồ nếp khi đang điều trị vết thương | Nguồn ảnh: Internet

Lòng trắng trứng gà

Hàm lượng protein có trong lòng trắng trứng gà là khá cao. Thế nên loại thực phẩm này cũng được liệt kê vào danh sách các loại thực phẩm không nên ăn khi cơ thể đang có vết thương.

Rau muống

Mặc dù là loại rau quen thuộc trong những bữa ăn thường ngày của nhiều gia đình nhưng hàm lượng folate trong rau muống có thể làm hình thành sẹo lồi khi cơ thể có vết thương. Nguyên nhân là do loại rau này có thể kích thích cơ thể sản sinh collagen quá mức cho phép gây hiện tượng sẹo lồi.

Rau muống
Rau muống có chứa hàm lượng folate rất dễ gây sẹo lồi | Nguồn ảnh: Internet

Không chỉ có các loại thực phẩm kể trên, bạn cũng nên kiêng cà phê, rượu, bia, trà, thuốc lá trong thời gian điều trị vết thương hở. Bởi là vì một số thành phần có thể gây cản trở lưu thông máu, làm cho da và vết thương trở nên khô ráp, lâu lành hơn.

5

Thực phẩm nên ăn để tránh bị sẹo lồi

Khi có vết thương hở, cơ thể sẽ cần nhiều dưỡng chất cho quá trình phục hồi. Sau đây là một số thành phần tiêu biểu mà bạn nên tham khảo.

Thực phẩm giàu khoáng chất sắt

Khoáng chất vi lượng sắt là thành phần rất quan trọng trong việc tái tạo tế bào hồng cầu mới, bổ sung thêm máu cho toàn bộ cơ thể. Hơn hết, sắt còn đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giúp cơ thể sản sinh tế bào mới, nhanh chóng liền vết thương.

Nhưng không phải loại thực phẩm giàu sắt nào cũng nên ăn khi có vết thương, chẳng hạn như thịt bò. Thay vào đó, bạn có thể ăn thịt heo, ngũ cốc, đậu hũ, hạt hạch,…

Thực phẩm giàu khoáng chất sắt
Những loại thực phẩm giàu khoáng chất sắt | Nguồn ảnh: Internet

Thực phẩm chứa khoáng chất kẽm

Trong sữa, gan lợn, các loại hạt quả hạch như hạnh nhân, hạt điều là các loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng khoáng chất vi lượng kẽm. Đây là thành phần quan trọng trong việc chỉnh sửa mô tế bàotái tạo. Thế nên, đừng quên liệt kê các loại thực phẩm có giàu kẽm trong thực đơn hằng ngày của mình khi điều trị vết thương.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C là một các thành phần rất quan trọng giúp chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ kháng viêm vô cùng tốt. Vitamin C thường có trong loại rau canh, trái cây, như chanh, ổi, cam, ớt chuông, rau ngót, bông cải xanh, rau bina,…

Những loại thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C hỗ trợ lành vết thương | Nguồn ảnh: Internet

Thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin E có công dụng thần kì trong việc chống lại sự oxy hóa, ngăn chặn quá trình hình thành sẹo lồi. Đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi vết thương. Thế nên, hãy tích cực bổ sung vào trong thực đơn hằng ngày của mình những loại thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, quả bơ, đu đủ, bông cải xanh, … bạn nhé!

 

6

Nên chăm sóc vết thương như thế nào để không bị sẹo?

Không chỉ vấn đề ăn mực có bị sẹo lồi không thì cũng có khá nhiều người băn khoăn về việc chăm sóc vết thương như thế nào là đúng cách mà không hình thành sẹo lồi. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để vết thương mau chóng lành:

  • Đối với những vết thương lớn và ở những người có cơ địa dễ bị mưng mủ, nóng,  nhiễm trùng thì có thể uống hoặc thoa thêm kháng sinh để ngăn chặn tối đa hiện tượng nhiễm trùng, gây sẹo lồi.
  • Nên thường xuyên vệ sinh bề mặt của vết thương bằng nước muối sinh lý: Đây là bước vô cùng quan trọng khi chăm sóc vết thương giúp hạn chế nhiễm trùng.
  • Thường xuyên thay băng để tránh vết thương bị nhiễm trùng, hầm bí.
  • Nên sử dụng băng gạc y tế để che đi vết thương nhằm loại bỏ tác động từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn. Nhưng nếu nghỉ dưỡng trong môi trường sạch khuẩn và miệng vết thương không quá nghiêm trọng thì bạn vẫn có thể để vết thương khô tự nhiên mà không cần quấn băng gạc.
chăm sóc vết thương không bị sẹo
Nên có cách để chăm sóc vết thương để tránh lên sẹo | Nguồn ảnh: Internet

Trên đây top10tphcm đã giải đáp về thắc mắc: “ăn mực có bị sẹo lồi không?” cũng như một số kinh nghiệm, mẹo hay trong việc điều trị vết thương hở trên cơ thể để loại bỏ nguy cơ gây nên sẹo lồi hoàn toàn.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích