Nhật ký trong tù hay Ngục trung nhật ký là một tập thơ nổi tiếng của Bác (Hồ Chí Minh) gồm 133 bài thơ được viết bằng chữ hán. Tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của “Việt Nam độc lập đồng minh hội” Bác lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 27/8 Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Bác đã trải qua hành trình gian khổ “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”. Chính trong bối cảnh này, tập thơ “Nhật ký trong tù” đã ra đời. Bài viết sau đây top10tphcm sẽ liệt kê 10 bài thơ hay trong nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
Cho đến nay con người đang sống trong thời kỳ hòa bình của thế kỷ 21 thì cũng không thể nào quên tên người – Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Những bước đi của bác, đều được lịch sử ghi lại và để con cháu bác bây giờ cùng nhau nhìn lại những thời khắc huy hoàng đó của Bác.
Nhật ký trong tù là một chặng đường dài và gian khổ mà Bác đã trải qua trên con đường cứu nước của mình, những bài thơ thể hiện tính nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc nhất của Bác.
Vô đề
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại
Nội dung của bốn câu thơ khẳng định: xiềng xích có thể giam cầm được thân xác người tù, nhưng không thể ngăn được tinh thần quả cảm, một lòng hướng về Cách Mạng, về dân về nước của người chiến sĩ yêu nước.
2Lai tân
Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự
Lai Tân y cực thái bình thiên.
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tôi “trữ tình” và “hiện thực”, Lai Tân là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Nó là một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch.
3Vọng nguyệt - Ngắm trăng
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm tràng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.
Ngắm trăng và thế giới trăng ấy phản chiếu một hồn thơ mênh mông bát ngát tình của Bác. Ngắm trăng vì yêu trăng và cũng là yêu tự do.
4Tẩu lộ
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Trong những ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh bị áp giải qua nhiều nhà lao. Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người.
Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng và đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.
5Tảo giải
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Nhắc đến Bác Hồ ta nhắc đến một tình yêu thương bao la và vĩ đại. Trong trái tim nhân ái của mình Bác vẫn không quên dành một vị trí đặc biệt cho thiên nhiên. Chỉ một chút thôi cùng đủ để thiên nhiên bừng sáng trong thơ Người. Giải đi sớm và Chiều tối không chỉ là hai bài thơ mang đậm giá trị nhân văn mà còn là những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, vận động từ bóng tối đến ánh sáng qua đó thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.
6Mộ - Chiều Tối
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Một cái nhìn man mác, một thoáng ươc mơ thầm kín về một mái ấm, một chỗ dừng chân…của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, đọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.
“Chiều tối” – một bài thơ đáng yêu: màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ tinh tế, thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống.
7Trung thu
Trung thu thu nguyệt viên như kính,
Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân.
Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,
Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.
Ngục trung nhân dã thưởng trung thu,
Thu nguyệt thu phong đới điểm sầu.
Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt,
Tâm tuỳ thu nguyệt cộng du du!
Trong bài thơ Trung thu, ta thấy Người đón trung thu trong chốn ngục tù, nơi mà chỉ có giam cầm, đau khổ và sự chờ mong không biết khi nào mới có thể tự do. Bên ngoài, trăng vẫn tròn vành vạnh, nhà nhà vẫn đang đón tết trung thu.
Một nỗi buồn, một “kẻ ăn sầu” như chợt lắng lại, bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi nhà. Nhưng Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết tù. Một cái tết trung thu đón bằng sự lạc quan ngay trong tâm hồn nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn, phảng phất sự mong ngóng ngày tự do.
8Tự khuyên mình
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian tuân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng
Bài thơ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học vô cùng quý báu đế có thế sống vững, sống tốt trong đời và cho đời. Chặng đường học tập vẫn còn đang ở phía trước với biết bao trở ngại, khó khăn đòi hỏi nghị lực dẻo dai, bền bỉ của mỗi chúng ta. Hi vọng rằng, lời dạy của Bác đã, đang và sẽ thấm sâu mỗi ngày trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta bước vào tương lai tự tin, bản lĩnh, vững vàng.
9Buồn bực
Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận
Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh
Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi
Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh
Trong bài thơ Buồn bực, Bác Hồ liên tưởng đến các vị tráng sĩ ngày xưa xuất trận với khí thế ngất trời, họ đi bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Còn bây giờ, Bác ngồi trong tù bực tức vì không có cơ hội tham gia cùng các tráng sĩ, bảo vệ quê hương đất nước, không được thỏa chí làm trai.
10Ngủ không được
Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn bay.
Có thể nói rằng, ở bài thơ Không ngủ được cũng như trong toàn bộ sáng tác thi ca của mình, “con người thường ít ngủ” ấy “Con người đi trong những giấc mơ của ta” đã kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại một cách khéo léo nhuần nhị. Chính vì thế, thơ Người vừa mới mẻ cô đọng, hàm súc; vừa bất tử với thời gian.