Những bức ảnh cổ ngày xưa ở Sài Gòn hơn 100 năm trước

Ảnh cổ Đường Nguyễn Huệ vẫn còn là con kinh nam 1860, sau này Pháp lấp kinh xây dựng Đại Lộ Charner

Vào những năm 1859 tại Sài Gòn, Pháp chiếm được thành Gia Định. Sau gần một thập niên, những tấm ảnh đầu tiên về Sài Gòn được chuyên gia nhíp ảnh của Pháp chụp lại là Émile Gsell và John Thomson. Những năm đầu thế kỷ 20 những nhíp ảnh gia chuyên nghiệp người Việt Nam, trong số đó là ông Khánh Ký và Võ An Ninh. Sài Gòn hơn 100 năm trước, nhờ nhiều nhân vật nhíp ảnh gia nổi tiếng trong lịch sử mà Sài Gòn có những ảnh cổ xưa.

Hình ảnh cổ Sài Gòn:

Tấm ảnh cổ xưa nhất Sài Gòn, được Pun Lun chụp 1860, chỉ sau một năm Pháp chiếm được thành Gia Định (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Tu viện Sainte Enfance của Dòng Chùa Hải Đồng, sau này là Dòng Thánh Phao Lô, do Nguyễn Trường Tộ trông coi và xây dựng, tuy nhiên chỉ tồn tại được 40 năm, thay thế bằng toà nhà khác vẫn còn cho đến ngày nay tại Nguyễn Hữu Cảnh, Tôn Đức Thắng (Nguồn: nhacxua.vn)
Lăng Cha Cả năm 1866 (Nguồn: nhacxua.vn
Dinh Norodom được Gsell chụp năm 1875, khi nó vừa được xây xong. Dinh này tồn tại đến 1963 được thay thế Dinh Độc Lập ngày nay. (Nguồn: nhacxua.vn)
Bức ảnh chụp duy nhất Chùa Khải Tường, là nơi Hoảng Tử Đảm (sau này là vua Minh Mạng) được sinh ra ở nơi hậu liêu chùa năm 1791, khi vua Giang Long đang lánh nạn Tây Sơn, ngày nay nằm tại Võ Văn Tần, Quận 3 (Nguồn: nhacxua.vn)
Cây cầu nhỏ bắc ngang qua Bến Nghé, hiện nay là cầu Khánh Hội, bên kia là Bến Nhà Rồng ngày nay năm 1866 (nguồn: nhacxua.vn)
Cột cờ thử ngữ ở Bến Bạch Đằng, ảnh năm 1866 (nguồn: nhacxua.vn)
Thuyền trên sông Sài Gòn năm 1866 (Nguồn: nhacxua.vn)
Rạch Bến Nghé khoảng thập niên 1870. Dãy nhà nhà trong hình nay nằm trên con đường ngày nay là đại lộ Võ Văn Kiệt (Bến Chương Dương cũ) (Nguồn: nhacxua.vn)
Toàn cảnh rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn thập niên 1870. Hình này được Gsell chụp trước khi ông qua đời không lâu, và được xuất bản trong tập ảnh năm 1880, khi ông đã qua đời được 1 năm (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Bờ Sông Sài Gòn (Nguồn: nhacxua.vn)
Tấm ảnh Miếu Nổi độc đáo cùa Thomson chụp năm 1867. Ngày nay Miếu Nổi vẫn còn ở Gò Vấp. Miếu Nổi còn có tên gọi khác là Phù Châu Miếu, được xây từ thời vua Gia Long cách đây hơn ba thế kỷ. Một bên miếu là bến đò, phía bên kia là An Phú Đông, quận 12. Sự ra đời của ngôi miếu gắn với truyền thuyết về một ngư dân vớt được pho tượng được cho là tượng của bà Thủy Tế khi đánh cá. Sau đó, người dân lập miếu để thờ. (Nguồn: nhacxua.vn)
Cờ Thủ ngữ ở Bến Bạch Đằng ngày nay. So với ảnh chụp cùng 1 góc ảnh với Gsell thì ảnh này có thêm tòa nhà của ông Wang Tai (Vương Đại) đang được xây dựng, nằm ở góc Hàm Nghi – Bến Bạch Đằng ngày nay. Nơi đây từng là tòa thị trưởng Sài Gòn trong vài tháng trước khi trở thành trụ sở của phòng thương mại, rồi trở thành khách sạn Cosmopolitan. Về sau kiến trúc sư Foulhoux xây dựng lại từ năm 1885 đến 1887 thành kiến trúc vẫn còn cho ngày nay, ban đầu là khách sạn des douanes et régie, đến thời VNCH là Tổng nha quan thuế. (Nguồn: nhacxua.vn)
Đường đến Lăng Cha Cả với hai hàng cây xoài 1867, thời điểm này Lăng Cha Cả rất hoang vắng (Nguồn: nhacxua.vn)
Đây là nhà trên Bến Bạch Đằng, phía bên bờ trái sông Sài Gòn, ảnh cổ của Thomson năm 1866 (Nguồn: nhacxua.vn)
Kinh Tàu Hủ – Rạch Bến Nghé hình ảnh chụp từ khoảng xóm gần kinh Vạn kiếp nhìn theo hướng về Miền Tây. (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ tàu trên sông Sài Gòn năm 1888. Thời điểm này đoạn đường này được Pháp đặt tên là Quai Du Commerce, đến năm 1896 đổi thành Quai Francis Garnier, và năm 1920 đổi thành Quai le Myre de Vilers, từ năm 1955 được mang tên là Bến Bạch Đằng (Nguồn: nhacxua.vn)
Cầu Bình Tây ở Chợ Lớn 1888, đây là cây cầu gỗ đầu tiên do Pháp xây dựng tại Saigon-Cholon (Nguồn: nhacxua.vn)
Cây cầu nhỏ ngày nay nằm ở vị trí Cầu Chà Và (Nguồn: nhacxua.vn)
Chợ Lớn Sài Gòn năm 1866 (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Sài Gòn Chợ Lớn (Nguồn nhacxua.vn)
Ảnh cổ Chợ Lớn Sài Gòn (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Sài Gòn hơn 100 năm (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Sài Gòn hơn 100 năm (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ bến đồ gần cột Thủ ngữ năm 1890, nay là Bến Bạch Đằng (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ Catinat (Tự Do) năm 1895 (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh cổ đường Catinat năm 1895 (Nguồn: nhacxua.vn)
Ảnh xưa Sài Gòn cột đèn dầu trên
Ảnh cổ trung tâm Sài Gòn năm 1895 (Nguồn: nhacxua.vn)
Rạch Bến Nghế – Cầu Mống năm 1890 (Nguồn: nhacxua.vn)
Lăng Cha cả năm 1860 (Nguồn: nhacxua.vn)
Chambre de Commerce – (Phòng Thương Mại) được xây dựng năm 1867 tại số 11 Rigault de Genouilly, nay là Công Trường Mê Linh. Đến nay, toà nhà này vẫn còn và đã trở thành một quán bar. (Nguồn: nhacxua.vn)
Chambre de Commerce năm 1867 (Nguồn: nhacxua.vn)
Khu Chợ Cũ năm 1890. Đây là góc đường de la Somme và Rue d’Adran (nay là góc Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu). Tòa nhà giữa ảnh nay là tiệm Như Lan. (Nguồn: nhacxua.vn)
Khu Chợ Cũ năm 1890. Đây là góc đường de la Somme và Rue d’Adran (nay là góc Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu). Tòa nhà giữa ảnh nay là tiệm Như Lan. (Nguồn: nhacxua.vn)
Chợ Cũ Sài Gòn (Nguồn: nhacxua.vn)
Chợ Cũ trên đường Charner, nay là đường Nguyễn Huệ (Nguồn: nhacxua.vn)
Đường Sài Gòn năm 1895 (Nguồn: nhacxua,vn
Ảnh cổ Sông Sài Gòn năm 1895 (Nguồn: nhacxua.vn)
Công trường Rigault de Genoully năm 1885 – Nay là Công trường Mê Linh ở Bến Bạch Đằng. Bức tượng này là Thủy sư đề đốc Pháp Charles được xây dựng từ năm 1877, dân gian gọi là Tượng Một Hình. (Nguồn: nhacxua.vn)
Công trường Rigault de Genoully năm 1890. Góc ảnh này thấy rõ hơn tháp nhọn Lamaille ở bên trái của bức tượng. Trước đó tháp Lamaille được dựng ở vị trí bờ sông đầu đường Catinat vào năm 1865, đến năm 1875 thì dời về vị trí này, đến cuối thập niên 1890 thì tháp Lamaille lại được thay thế bằng tháp khác mang tên Doudart de Lagrée, được dời về từ đầu đường Bonard (Để nhường chỗ xây dựng Opera House) (Nguồn: nhacxua.vn)
Tháp Doudart de Lagrée ban đầu là ở vị trí Dinh Xã Tây (Tòa Đô Chánh), sau đó dời về vị trí Opera House, rồi sau đó mới dời về Công trường Rigault de Genoully (Công trường Mê Linh) (Nguồn: nhacxua.vn)
Bia tưởng niệm các quân y sĩ Pháp trong nghĩa trang Pháp trên đường Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng). Sau năm 1955, nơi này đổi tên thành nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, sau đó đã bị giải tỏa để thành công viên Lê Văn Tám hiện nay (Nguồn: nhacxua.vn)
Bưu điện Sài Gòn được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông (Nguồn: nhacxua.vn)
Bưu điện Sài Gòn năm 1895 (Nguồn: nhacxua.vn)
Dinh Thống đốc Nam Kỳ năm 1890, khi vừa được xây dựng xong sau 5 năm. Ban đầu dự định được xây để làm bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại được Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Éloi Danel dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm dinh Phó Toàn quyền Đông Dương hay còn gọi là dinh Phó soái. Cuối thập niên 1940, nơi này trở thành dinh Thủ hiến, thập niên 1950 trở thành dinh thủ tướng của Ngô Đình Diệm, năm 1954 được quốc trường Bảo Đại đặt tên thành dinh Gia Long. Ngày nay, nơi này được sử dụng đúng với công năng ban đầu lúc xây dựng, đó là Bảo tàng. (Nguồn: nhacxua.vn)
Dinh Gia Long cuối năm 1880 (Nguồn: nhacxua.vn)

Đường kinh lấp năm 1980, tên thời Pháp là Charner, sau này là đại lộ Nguyễn Huệ. Đường được gọi là kinh lấp, đó là vì trước khi đường Charner được xây dựng thì đây là một con kinh tấp nập thuyền bè của thương lái, sau đó bị lấp để làm đường (Nguồn: nhacxua.vn)

Chia sẻ nếu thấy hữu ích