Mặt trái của nghề spa vẫn tồn tại sau những lớp vỏ hào nhoáng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong nghề spa, bạn sẽ được làm việc trong một môi trường sang trọng. Được tiếp đãi những vị khách hàng cao cấp. Cùng với đó là thu nhập khủng hàng chục triệu đồng/ tháng. Còn những góc khuất thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Những mặt trái của nghề spa
1. Ảo tưởng rằng thu nhập cao từ việc nhẹ nhàng
Mặt trái của nghề spa hay bị lầm tưởng nhất là ảo tưởng về việc nhẹ lương cao. Nhiều người cho rằng mình sẽ được làm việc trong môi trường an nhàn trong không gian có cảm giác thoải mái, thư giãn của mỗi spa.
Bên cạnh đó là những lời chào mời cực kỳ hấp dẫn từ các trung tâm đào tạo nghề spa. Những câu dễ thu hút như là “nghề spa là nghề dễ hái ra tiền, làm giàu nhanh”. Hay nghề “sinh lời cao mà chi phí thấp”… Dần dần hình thành nên suy nghĩ về nghề spa là nghề có công việc nhẹ nhàng đi kèm mức thu nhập rất cao.
Thực tế thì mức lương sẽ phản ánh thực tế năng lực của bản thân bạn. Chẳng có spa nào trả tiền nhiều cho một nhân viên làm việc nhẹ nhàng, hời hợt. Mức lương cơ bản của một kỹ thuật viên spa thường sẽ không cao. Nếu muốn có thu nhập cao thì sẽ phụ thuộc vào số lượng khách mà bạn phục vụ cũng như tiền “bo” từ khách hàng.
2. Hình thức vừa học vừa làm của các spa
Chi phí một khoá học spa thường khá cao. Vì vậy, khi tài chính hạn hẹp thì lựa chọn học nghề miễn phí theo hình thức vừa học vừa làm sẽ rất hấp dẫn. Nhiều bạn trẻ cho rằng việc vừa học vừa làm có rất nhiều lợi ích. Trước tiên là học không mất tiền, lại được hỗ trợ thêm một phần thu nhập.
Nhưng thực tế bạn không mất tiền học nhưng bạn sẽ phải bán sức lao động của mình với cái giá rẻ mạt. Cùng với đó là bản hợp đồng cam kết bắt buộc phải làm việc tại spa đó từ 1 đến vài năm. Nếu bạn trở nhân viên chính thức tại đó, nhiều nơi còn lấy cái cớ là mất công đào tạo để ép lương của bạn xuống thấp.
Những chiêu thức lừa đảo của việc kinh doanh spa
1. Vay vốn mở spa cùng những khoản nợ cao
Một mặt trái của nghề spa thường thấy là các chiêu thức lừa đảo khi kinh doanh spa. Nhiều người với ước mơ làm giàu nên đã quyết định mở spa để “làm giàu nhanh”. Nhưng vốn lại là một vấn đề lớn mà không phải ai cũng đủ khả năng chi trả được trong một thời gian ngắn.
Họ thường tìm đến các ngân hàng. Thậm chí có doanh nghiệp tư nhân còn “vay nóng” với lãi suất cao. Chưa biết việc làm ăn tốt hay không. Nhưng đã có không ít trường hợp do không hiểu rõ các quy định, luật lệ trong lĩnh vực tài chính mà đã phải gánh khoản nợ từ hàng trăm tới gần tỷ đồng.
2. Chứng chỉ giả nghề spa
Chủ sở hữu cơ sở kinh doanh spa cần có chứng chỉ nghề do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội cấp. Nhưng có những người mua bằng giả để không phải mất thời gian đi học.
3. Chăm sóc da miễn phí nhưng trả hàng chục triệu đồng tiền mỹ phẩm
Một số spa tổ chức ra chương trình mời khách hàng đến trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc da miễn phí. Sau đó lại được chào mời và dụ dỗ mua hoặc vay tiền để mua một bộ mỹ phẩm với giá trị hàng chục triệu đồng.