Chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa – Những lưu ý bạn cần biết

5/5 - (100 bình chọn)
Chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa

Dựa vào những chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa từ những người đã đi trước là một quyết định hết sức thông minh để giảm thiểu tối đa rủ ro kinh doanh trong ngành. Tính chất đặc trưng khi kinh doanh spa là nguồn vốn ban đầu là rất lớn nhằm chi trả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực tay nghề cao cũng như địa điểm trung tâm để thuận tiện khách hàng di chuyển. Quản lý spa hiệu quả để tối ưu chi phí là ưu tiên hàng đầu khi kinh doanh spa. Vì những lý do đó bài viết này sẽ tổng hợp những chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa để giúp chủ spa có thể định hướng phát triển và quản lý đúng đắn nhất.

 Những khó khăn trong vận hành kinh doanh spa

1. Quản lý xuất – nhập kho

Góc nhìn tổng quát và tỉ mỉ rất quan trọng với nhà quản lý spa trong khâu xuất kho và nhập kho.

Những khó khăn đến từ việc có quá nhiều mục sản phẩm lớn nhỏ khác nhau của mỹ phẩm, vật tư trị liệu,… nhưng đòi hỏi phải thống kê sản phẩm khoa học và chuẩn xác để không gây ra thất thoát hay tồn kho. Gây ra những ảnh hưởng xấu đến doanh thu.

2. Quản lý đội ngũ nhân sự

Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ là những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến việc có nhiều khách hàng chọn dịch vụ tại spa. Xây dựng đội ngũ nhân sự tốt ngay từ khi bắt đầu  kinh doanh sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí cho nhân sự.

Ngoài ra, theo chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa khó khăn lớn nhất trong việc quản lý nhân sự là việc giám sát và đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên và tư vấn viên. Đặc biệt khi quy mô lớn thì độ khó cũng tăng thêm nhiều lần.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa bạn chưa biết

3. Quản lý spa trong việc marketing

Quảng cáo và những chiến dịch khuyến mãi sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao lượng khách hàng trung thành. Vì vậy nên rất nhiều spa chi nhiều tiền nhiều vào đó.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa về việc này là nên tập trung vào những khách hàng trung thành. Đây chính là những nguồn đem lại doanh thu chính cho spa. Phải chăm sóc đặc biệt và có những chương trình ưu đãi riêng nhằm giữ chân và mở rộng tệp khách hàng này.

4. Quản lý Spa về thông tin và chăm sóc khách hàng

Khi có trong tay đầy đủ thông tin khách hàng, cần phân hạng và chăm sóc nhằm phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng.

Khách hàng là đối tượng gia tăng nguồn thu chính cho spa. Vì đó cần chăm sóc chu đáo, tận tình để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt. Khi khách hàng hài lòng thì họ mới quay lại spa và có thể giới thiệu có nhiều bạn bè người thân.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích