Sau khi tiêm filler làm đẹp, người tiêm có thể bị sưng nhẹ tại vị trí tiêm chừng vài ngày. Dù đây không phải một triệu chứng nguy hiểm và mức độ sưng không nhiều. Nhưng nó cũng gây ra những bất tiện nhất định trong sinh hoạt thường ngày. Do đó, trong khoảng thời gian này, nhiều người đã tìm đến các cách giảm sưng sau khi tiêm filler. Mục đích để tình trạng sưng được cải thiện và phục hồi nhanh chóng. Đồng thời giúp loại bỏ được các biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe. Hãy cùng theo dõi các cách sau giúp quá trình làm đẹp diễn ra an toàn nhé.
Vì sao lại bị sưng sau khi tiêm filler?
Tình trạng bị sưng là một phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm filler. Lý do là cơ thể cần thời gian để phản ứng và thích nghi với lượng chất vừa tiêm. Thường thì độ sưng sau tiêm filler sẽ không quá nặng và không gây ra cảm giác đau nhức.
Bị sưng sau tiêm filler có nguy hiểm không?
Bị sưng nhẹ sau khi tiêm filler thường sẽ không gây nguy hiểm. Vì đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn cần quan sát các triệu chứng đi kèm với tình trạng sưng. Nếu xuất hiện những cảm giác như đau nhức, nóng rát hoặc các triệu chứng tương tự khác… Bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên ngành để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Quy trình tiêm filler cần được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao kiểm duyệt và thông qua. Như vậy nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêm cũng như giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn. Không nên thực hiện tiêm filler tại nhưng cơ sở làm đẹp không uy tín. Vì kỹ thuật và chất lượng filler kém sẽ làm cơ thể bạn bị kích ứng. Lúc này nếu xuất hiện tình trạng sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Chườm nóng giảm sưng sau tiêm filler
Chườm nóng là một trong những cách giảm sưng khi tiêm filler mang lại hiệu quả nhanh chóng. Khi áp dụng phương pháp này, bạn chỉ nên chườm ở một nhiệt độ ấm vừa phải và massage nhẹ nhàng vào khu vực sưng để chúng phục hồi nhanh hơn.
Lý giải một chút việc phải sử dụng nhiệt độ chườm ấm vừa phải bởi vì filler vốn là một hợp chất gốc nước. Hợp chất này khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến kết cấu của chúng bị thay đổi. Vì thế, nếu bạn dùng túi hoặc khăn chườm quá nóng, kết quả tiêm sẽ không đảm bảo được như ý.
Bạn thực hiện chườm nóng giảm sưng sau tiêm filler như sau:
- Dùng một chiếc khăn bông thấm vào trong nước ấm. Vắt bớt lượng nước thừa trong khăn đi.
- Áp khăn nhẹ nhàng lên khu vực bị sưng (Dùng một lực vừa phải để cố định khăn. Tránh việc di chuyển khăn quá nhiều khiến filler bị xê dịch).
- Nếu thấy khăn đã bớt đi độ ấm, hãy tiếp tục thấm nước ấm vào khăn và lặp lại các bước chườm ấm trên.
Bên cạnh dùng khăn bông, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng để đắp lên khu vực bị sưng. Dùng túi chườm nóng bạn sẽ cảm thấy tiện lợi hơn dùng khăn để chườm. Ngoài ra, túi chườm cũng duy trì được nhiệt độ nước lâu hơn. Bạn nên thực hiện quá trình chườm ấm kéo dài trong khoảng 15-20 phút. Không nên chườm quá lâu vì sẽ làm filler không ổn định.
2Dùng đá lạnh để giảm sưng sau tiêm filler
Bên cạnh cách chườm nóng, dùng đá lạnh cũng là một cách giảm sưng khi tiêm filler hiệu quả bằng nhiệt độ. Tình trạng sưng xảy ra sau tiêm filler là do các mạch máu đang hoạt động tăng cường để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Khi chườm đá lên bề mặt da sưng, các mạch máu tại đó sẽ được co nhỏ lại. Từ đó chỗ sưng phù của khu vực tiêm filler sẽ được giảm bớt.
Tương tự với cách chườm nóng, bạn có thể dùng khăn bông hoặc túi chườm để chườm đá lạnh. Tuyệt đối không được để đá lạnh trực tiếp lên vùng tiêm filler. Bởi như vậy có thể làm bạn bị bỏng lạnh. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh từ nước đá sẽ khiến cho gốc nước của filler bị đông lại. Dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn trong quá trình phục hồi và định hình filler.
Bạn có thể thực hiện chườm lạnh bằng nước đá như sau:
- Làm sạch khăn bông/ túi chườm để tránh đưa các vi khuẩn lên da.
- Cho vài viên đá lạnh hoặc nước lạnh vào trong túi chườm. Sau đó, áp túi chườm lên bề mặt da.
- Nếu không có túi chườm, bạn có thể thay thế bằng khăn bông. Bạn thấm khăn vào nước lạnh hoặc bọc đá lạnh trong khăn bông rồi chườm lên da.
Sử dụng thuốc kháng sinh giảm sưng sau tiêm filler
Một số người có cơ địa nhạy cảm hơn bình thường nên dùng những cách chườm nhiệt bên ngoài không đủ để giảm sưng. Khi đó, cách giảm sưng khi tiêm filler tốt nhất là sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Trong những loại thuốc này có chức năng giảm sưng, giảm đau, tiêu viêm, thúc đẩy đến quá trình phục hồi da.
Trước khi dùng thuốc kháng sinh để giảm sưng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua. Nên đến trực tiếp gặp bác sĩ thăm khám và quan sát tình trạng sưng để được kê đúng toa thuốc. Nhờ đó, quá trình điều trị mới được nâng cao hiệu quả và không sinh ra hiện tượng kháng kháng sinh.
4Cung cấp đủ nước cho cơ thể để nhanh phục hồi
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là cách giảm sưng khi tiêm filler đơn giản nhất bạn cần duy trì. Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp làn da có độ ẩm hơn. Đồng thời còn thúc đẩy được các hoạt động của hệ tuần hoàn.
Ngoài ra, khi cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho hoạt động của các cơ quan. Chúng sẽ kích thích cơ thể thích nghi được với lượng filler vừa tiêm. Khi cơ thể đã dần quen với filler, tình trạng sưng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Bạn có thể bổ sung lượng nước vào cơ thể thông qua nhiều nguồn khác nhau: Nước lọc, các loại nước trái cây, nước canh,…. Với một người bình thường, lượng nước cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày là 2 lít. Với những người vận động nhiều hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao có tiết nhiều mồ hôi, lượng nước cần nạp sẽ tăng lên là 2,5-3 lít/ngày.
Khi bổ sung nước sau tiêm filler, bạn nên tránh uống các loại đồ uống có gas và cồn như: Nước ngọt có gas, rượu, bia,… Vì trong những đồ uống này chứa một lượng chất kích thích nhất định nên sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến cơ thể trong quá trình phục hồi. Khi đó, cơ quan gan và thận phải hoạt động nhiều hơn để thanh lọc những hóa chất từ thức uống này, dẫn đến quá trình giảm sưng chậm lại.
5Không chạm trực tiếp lên khu vực vừa tiêm filler
Chạm tay trực tiếp lên vùng vừa tiêm filler là một trong những điều tối kỵ với những ai vừa tiêm filler. Vì khi vừa tiêm xong, làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Việc chạm tay vào vùng vừa tiêm filler sẽ làm vi khuẩn dễ dàng tấn công vào lỗ chân lông. Đây là điều gây bất lợi đến quá trình giảm sưng của khu vực da tiêm filler.
Ngoài ra, nếu có lực tác động từ tay lớp filler sẽ bị xê dịch và không ổn định. Từ đó, cơ thể sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để thích nghi. Như vậy giai đoạn sưng phù sẽ kéo dài khiến thành quả sau tiêm không được như mong đợi. Nặng hơn là bị biến dạng vùng tiêm. Vậy nên, sau khi tiêm filler, bạn cần tránh chạm tay lên khu vực da vừa tiêm để quá trình phục hồi diễn ra trọn vẹn và nhanh chóng hơn.
6Tránh nằm sấp khi ngủ và hoạt động mạnh sau tiêm filler
Nằm sấp khi ngủ là thói quen được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, việc này cần hạn chế với những ai vừa tiêm filler và đang bị tình trạng sưng phù. Bởi khi nằm sấp, toàn thân trước của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với giường và nệm. Như vậy, lớp filler sẽ bị tác động và không được ổn định. Từ đó dẫn đến vùng tiêm trở nên biến dạng do lớp filler bị xê dịch.
Ngoài ra, sau tiêm filler, bạn cũng cần hạn chế tham gia các hoạt động có vận động mạnh. Bởi khi bạn dùng lực mạnh, ngoài các cơ bắp tay và chân hoạt động, cơ mặt cũng trở nên căng cứng hơn. Điều này khiến lớp filler dễ bị kéo căng, làm cơ thể phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Do đó tình trạng sưng sẽ bị kéo dài hơn.
Chính vì thế, bạn không nên lao động nặng trong 1 tuần đầu tiên vừa tiêm filler. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể tái tạo năng lượng hiệu quả cho quá trình phục hồi sau tiêm filler.
Tình trạng sưng sau khi tiêm filler là vấn đề thường gặp và nó khiến người vừa tiêm gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, bạn cần áp dụng những cách giảm sưng khi tiêm filler đã chia sẻ trên để giảm bớt tình trạng sưng tại vùng tiêm. Hy vọng các cách này sẽ hỗ trợ cho bạn trong quá trình thúc đẩy phục hồi sau tiêm filler. Hãy thử thực hiện và quan sát kết quả. Nếu cảm thấy hiện tượng sưng không thuyên giảm sau 48 giờ, cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên ngành để được thăm khám và điều trị.