Top 25 ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và linh thiêng bậc nhất

3221
ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và linh thiêng bậc nhất

Đối với du lịch Sài Gòn, ngoài các địa chỉ vui chơi, giải trí nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành,… thì đền chùa lại trở thành địa điểm tôn giáo tâm linh thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Trong bài viết hôm nay, Top10tphcm sẽ mang đến cho các bạn danh sách các ngôi chùa tại Sài Gòn đẹp nhất đảm bảo sẽ để lại ấn tượng khó quên khi lần đầu đặt chân đến đây.

1

Chùa Hoằng Pháp

Chùa nào ở Sài Gòn linh thiêng? Câu trả lời là chùa Hoằng Pháp Đây là một trong số ít những ngôi chùa ở Sài Gòn cho tới bây giờ vẫn còn giữ được kiến ​​trúc độc đáo. Chùa được thành lập vào năm 1957 và mang đậm phong cách của các ngôi chùa ở miền Bắc từ cổng Tam Quan được lợp mái ngói đỏ cùng các góc đao cong vút cho đến bảo tháp hay các tòa điện.

Chùa Hoằng Pháp là chùa linh thiêng ở Sài Gòn được xây dựng rất kỳ công và kiên cố với nền móng, cột, trần, mái của chùa đều được làm bằng bê tông chắc chắn… Các bức tường xây bằng gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Sàn được lát bằng gạch granite nhập khẩu từ Tây Ban Nha.

Cánh cửa, án thờ dều được trạm trổ bằng các loại gỗ quý, hết sức công phu. Top10tphcm sẽ tiết lộ với bạn nơi nổi bật nhất của chùa chính là tháp Nhị Nguyên được xây dựng theo hình vòm, lát gạch men – nơi an nghỉ của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

Chùa Sài Gòn Hoằng Pháp đã thu hút rất nhiều người đến cầu nguyện bởi độ linh thiêng và nổi tiếng của mình. Còn chần chờ gì nữa mà không ghé thăm ngôi chùa độc đáo này để cầu nguyện thôi bạn ơi.

Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn. | Nguồn: Chùa Hoằng Pháp

Thông Tin Liên Hệ:

2

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long đã vinh dự lọt vào danh sách những ngôi chùa lớn nhất Sài Gòn có nét kiến ​​trúc đẹp bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, mang đậm phong cách Thái Lan. Chùa được bao bọc bởi không gian thiên nhiên xanh mát, có hồ nước lớn ở trung tâm được điêu khắc cầu kỳ, bên cạnh là tòa bảo tháp Gotama Cetiya có độ cao lên đến 56 mét với sức chứa cực lớn gần 200 người, được mệnh danh là ngọn bảo tháp lớn nhất Việt Nam.

Bỏ lại sau lưng cái ồn ào, hối hả của Sài Gòn, bạn sẽ giống như hòa vào giữa thiên nhiên xanh mát kết hợp với khuôn viên rộng tới 11 hecta. Ngọn bảo tháp màu vàng tựa như một bông hoa rực rỡ giữa khung cảnh thơ mộng cạnh nhánh sông Đồng Nai.

Những ai sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quận 9 chắc chắn đã quá quen thuộc với chùa Bửu Long. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xa gần của nhiều du khách. Ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng này đã vinh hạnh khi được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn là một trong 10 ngôi chùa Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất trên thế giới.

Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long là một trong các ngôi chùa đẹp và linh thiêng ở TPHCM. | Nguồn: Chùa Bửu Long

Thông Tin Liên Hệ:

3

Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng là một trong các chùa ở Quận 1 mà bạn không nên bỏ qua. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Phước Hải. Ngôi chùa ở Sài Gòn này có diện tích rất rộng đến 2.000 mét vuông, được khởi công xây dựng từ năm 1892-1900.

Bật mí với bạn ngôi chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng rất linh thiêng khi cầu nguyện về công việc làm ăn, bình an, phước đức và đặc biệt nhất là cầu con cái. Các cặp vợ chồng “hiếm muôn” khi đến đây cầu nguyện đều “đậu” con ngay lập tức.

Tiết lộ với bạn một thông tin nhỏ là vào tháng 5/2016 chùa Ngọc Hoàng đã vinh dự đón cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm, thông tin hot quá phải không nào.Khoảng thời gian đầu năm đến giữa tháng giêng có rất đông du khách đến viếng chùa, nếu bạn muốn không gian xung quanh yên tĩnh, không quá đông người thì bạn nên “né” thời gian đầu năm ra nhé.

Thời gian mở cửa chùa từ 7 giờ đến 18 giờ các ngày trong tuần, riêng mùng 1 và ngày rằm thì “nới” thời gian lên một chút từ 5 giờ đến 19 giờ, chọn thời gian thích hợp đi viếng chùa bạn nhé.

Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng Quận 1, Sài Gòn mà bạn không nên bỏ qua. | Nguồn: Chùa Ngọc Hoàng

Thông Tin Liên Hệ:

4

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm đã hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp uy nghiêm, kiến ​​trúc độc đáo với những nét chạm trổ, điêu khắc một cách tỉ mỉ. Khi bước qua cổng Tam Quan, ngay lập tức bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp đá lớn nhất Việt Nam với chiều cao là 14m.

Chùa Vĩnh Nghiêm cũng là một trong những ngôi chùa ở Sài Gòn có quần thể tháp Xá Lợi, nơi lưu giữ tro cốt của người quá cố. Do đó, hàng năm có rất nhiều người dân đến đây để tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất của mình.

Khuôn viên của ngôi chùa linh thiêng tại Sài GònVĩnh Nghiêm rộng khoảng 6.000m2 và được xây xựng theo phong cách chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam. Sự hài hòa trong thiết kế và không gian đã giúp ngôi chùa trở thành một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam vào thế kỷ XX.

Chùa bao gồm ba phần chính là tam quan, tòa nhà trung tâm và các bảo tháp. Trong số những ngôi chùa yên tĩnh ở TPHCM thì chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa có cơ sở vật chất chất lượng nhất và luôn đông đúc người dân tới thắp hương cúng bái.

Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cầu nguyện linh thiêng Sài Gòn. | Nguồn: Chùa Vĩnh Nghiêm

Thông Tin Liên Hệ:

5

Chùa Phổ Quang

Bạn đang tìm kiếm một ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và linh thiêng tphcm, bên cạnh đó vẫn còn lưu giữ các giá trị lịch sử qua nhiều năm? Chùa Phổ Quang chính là nơi viếng thăm lý tưởng dành cho bạn đấy bởi nơi đây có những nét tín ngưỡng độc đáo đã có từ lâu đời.

Ngôi chùa lưu giữ rất nhiều tượng Phật giá trị với nhiều hình thái khác nhau. Điểm nổi bật nhất ở chùa chính là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trong hòn non bộ, xung quanh có nhiều điêu khắc đầu rồng rất độc đáo.

Bên trong chánh điện là nơi thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị Phật khác nhau. Tuy được trùng tu theo phong cách hiện đại nhưng chùa Phổ Quang vẫn giữ được vẻ uy nghiêm và thanh tịnh vốn có.

Khi đến chùa Phổ Quang, bạn sẽ ngay lập tức hiểu được phần nào đó trong nét tính ngưỡng thờ cúng của người Sài Gòn. Bên cạnh đại điện chính còn có lầu Đông, lầu Tây, phòng khách, nhà truyền thống và khu nhà ở của các sư thầy phía trong. Bởi đây là một trong những chùa linh thiêng ở Tân Bình có lịch sử lâu đời nên đây cũng là nơi thường xuyên tổ chức những hoạt động Phật giáo lớn như: Lễ Thượng Nguyên 15 tháng 01 âm lịch, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan,…

Chùa Phổ Quang
Phổ Quang là chùa đẹp và linh thiêng quận Tân Bình vẫn còn lưu giữ các giá trị lịch sử.| Nguồn: Chùa Phổ Quang

Thông Tin Liên Hệ:

6

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm hay còn có tên gọi khác là chùa Sơn Can là một trong những ngôi chùa lâu đời tại tphcm được xây dựng vào năm 1744 và có nét kiến ​​trúc đặc trưng của chùa Nam Bộ với thiết kế hình chữ Tam. Có ba dãy nhà ngang nối liền nhau, bố cục hình chữ nhật gồm chính điện, giảng đường và nhà trai.

Bên trong chùa có 113 pho tượng cổ và nhiều tư liệu quý. Việc sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa trang trí dọc theo các mặt tường của điện Phật, tháp tổ và nóc mái đã làm say lòng du khách thập phương khi đến chùa Giác Lâm.

Điểm đặc biệt của ngôi chùa ở Sài Gòn này là mái chùa  được thiết kế theo hình bánh ít – kiểu mái phổ biến của chùa Nam Bộ. Ngoài ra, chùa Giác Lâm còn là nơi để mọi người nghỉ ngơi, tịnh tâm, tạm thời rời bỏ cuộc sống hối hả ngoài kia và cũng là chốn giúp chúng ta tìm về những giá trị bình dị, cầu chúc những điều tốt đẹp cho những người thân yêu.

Chùa Giác Lâm
Ngôi chùa ở Sài Gòn Giác Lâm có mái chùa được thiết kế hình bánh ít độc đáo. | Nguồn: Chùa Giác Lâm

Thông Tin Liên Hệ:

7

Việt Nam Quốc Tự

Nếu có dịp ghé thăm những ngôi chùa ở Sài Gòn thì bạn đừng bỏ qua Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa có tòa tháp cao nhất nước với 13 tầng và cao đến 63 mét. Sau nhiều lần tu sửa, Việt Nam Quốc Tự đã trở nên tinh xảo, lung linh hơn rất nhiều. Không chỉ là địa điểm tham quan, chiêm bái của nhiều Phật tử mà còn là trụ sở mới của Thành hội Phật giáo Việt Nam.

Cihùa nổi tiếng với không gian thanh tịnh, bình yên cùng lối kiến trúc độc đáo, nổi bật. Bao phủ ngôi chùa là những bóng cây cổ thụ lớn tỏa bóng mát và quanh năm xanh tốt. Chùa mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh đối với người dân miền Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung. Bên trong Việt Nam Quốc Tự gồm có 7 tầng tháp và các trưng bày các tượng Phật để các tăng ni Phật tử, du khách gần xa tới tham quan, dâng hương.

Việt Nam Quốc Tự
Việt Nam Quốc tự là ngôi chùa cầu nguyện Sài Gòn linh thiêng. | Nguồn: Việt Nam Quốc Tự

Thông Tin Liên Hệ:

8

Chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa có địa chỉ số 870 Trường Sa, phường 14, Quận 3 được xây dựng vào năm 1967 và được xem là một trong những ngôi chùa cổ kính ở Sài Gòn có tuổi đời lên tới gần 100 năm. Không gian chùa rất yên tĩnh, bạn sẽ không thể nghe thấy tiếng rộn ràng của thành phố tấp nập ngoài kia nữa mà sẽ thấy lòng mình được bình an, dễ chịu.

Chỉ cần đứng trên cầu Lê Văn Sỹ là bạn đã có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồ sộ, uy nghi, đứng sừng sững của ngôi chùa bên cạnh kênh Nhiêu Lộc. Khuôn viên và khu vực xung quanh của ngôi chùa Sài Gòn linh nghiệm này trồng rất nhiều cây xanh kết hợp với một hồ nước nhỏ mang đến vẻ đẹp tĩnh lặng.

Lễ Phật Đản được xem là sự kiện lớn nhất của chùa. Chính vì vậy vào những ngày lễ Phật Đản, toàn bộ khuôn viên chùa đều được trang trí những đèn lồng tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp mắt, huyền ảo. Nếu ban đêm đi qua đây chắc chắn bạn sẽ được nhìn ngắm vẻ đẹp “long lanh lóng lánh” của những ánh đèn trong ngôi chùa ở Sài Gòn này.

Chùa Pháp Hoa
Lễ Phật Đản được xem là ngày lễ lớn đối với ngôi chùa ở Sài Gòn linh nghiệm Pháp Hoa. | Nguồn: Chùa Pháp Hoa

Thông Tin Liên Hệ:

9

Chùa Bà Thiên Hậu

Ngôi chùa ở Sài Gòn lâu đời tiếp theo mà Top10tphcm muốn giới thiệu đến bạn đó là chùa Bà Thiên Hậu với tuổi đời hơn 256 năm và còn là nơi thờ tự cổ xưa của người Hoa Sài Gòn. Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa bao gồm 4 tòa nhà được sắp xếp theo hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”, điều hấp dẫn là các loại vật liệu xây dựng được lấy từ Trung Quốc.

Cách chùa khoảng 7km là phố đi bộ Nguyễn Huệ, vậy bạn vừa có thể đi chơi phố vừa có thể ghé chùa để thắp nhang, cầu nguyện, lên kế hoạch và thực hiện trong một ngày ở hai nơi sát nhau vậy còn gì bằng nữa đúng không nào. Hiện nay chùa Bà Thiên Hậu vẫn luôn đón người đến cúng lễ khá đông, bên cạnh đó cũng không thiếu các bạn trẻ đến để chụp hình sống ảo.

Ngôi chùa ở Sài Gòn này đã trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới văn hóa, đời sống của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây hiện còn đang lưu giữ những bảo vật quý với khoảng 400 loại đồ cổ, các bức tranh hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng đắp nổi.

Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa TPHCM có kiến trúc Trung Hoa ở TP.HCM. | Nguồn: Chùa Bà Thiên Hậu

Thông Tin Liên Hệ:

10

Chùa Xá Lợi

Chùa Xá Lợi được xây dựng theo lối kiến trúc mới tại Việt Nam với phần trên là bái đường và phía dưới là giảng đường. Đây là một trong những ngôi chùa sở hữu tháp chuông có chiều cao đến 32 mét và được xác lập là tháp chuông cao nhất tại Việt Nam. Khuôn viên trong chùa gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, tháp chuông,…

Cùng với tháp chuông 7 tầng, chính điện là khu vực có kiến trúc đặc trưng nhất của chùa Xá Lợi. Chính điện có diện tích hơn 400 mét vuông, rộng rãi, thoáng mát và “hứng” trọn ánh sáng từ thiên nhiên với hệ thống cửa sổ cao, dài.

Bên cạnh các ngày lễ quan trọng trong năm, ngôi chùa ở Sài Gòn có tháp chuông cao nhất Việt Nam này có 2 ngày lễ lớn là lễ giỗ kỵ ông Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền vào 15/3 Âm lịch và ngày Đàn Dược Sư vào tháng Giêng Âm lịch, nếu không muốn bỏ lỡ 2 dịp lễ quan trọng này tại chùa thì hãy “note” lại ngay bạn nhé. Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức lễ hằng thuận cho các cặp đôi là Phật tử.

Một số lưu ý nhỏ dành cho bạn là khi đến viếng chùa, bạn chỉ cần thắp một nén nhang để cầu nguyện và tránh việc đốt quá nhiều nhang sẽ làm không gian chùa “ngộp” khói đấy. Vào những ngày lễ lớn sẽ có nhiều du khách đến viếng nên nếu ghé chùa vào những dịp này, bạn hãy lưu ý giữ gìn đồ dùng cá nhân để tránh bị móc túi nhé.

Chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa cho tá túc ở Sài Gòn. | Nguồn: Chùa Xá Lợi

Thông Tin Liên Hệ:

11

Chùa Một Cột Thủ Đức - Nam Thiên Nhất Trụ

Nằm trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Một Cột Thủ Đức được xây dựng vào năm 1958 bởi hòa thượng Thích Trí Dũng. Khuôn viên có diện tích rộng khoảng 1 hecta. Phần kiến trúc được mô phỏng theo phiên bản gốc ở Hà Nội từ các chi tiết mái ngói, rui kèo cho đến cách bài trí những đường nét hoa văn đều “giống như đúc” với chùa Một Cột Hà Nội.

Tuy nhiên, chỉ có một điểm khác biệt nhỏ là thay vì dùng gỗ lim như chùa ở Hà Nội thì chùa Một Cột Thủ Đức lại dùng bê tông cốt thép là vật liệu chính. Nhưng không vì thế mà chùa mất đi vẻ đẹp tự nhiên mà còn tăng thêm sự vững chắc, đồ sộ chỉ với “một cột”.

Khi đến ngôi chùa ở Sài Gòn Một Cột Thủ Đức, bạn sẽ ngay lập tức phải “vỡ òa” với bức tượng Đức Địa Tạng Bồ Tát với 61kg kim loại quý được đặt trong khuôn viên chùa, tượng Phật A Di Đà và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền dưới gốc bồ đề cũng cực kỳ bắt mắt. Để có thể “mở mang tầm mắt” với vẻ đẹp uy nghiêm, trang trọng của nơi này, bạn hãy mau mau đến chùa để chiêm ngưỡng cảnh đẹp và thắp hương cầu nguyện nhé.

Chùa Một Cột Thủ Đức - Nam Thiên Nhất Trụ
Chùa Một Cột Thủ Đức là chùa cầu nguyện nổi tiếng TPHCM được xây dựng bởi hòa thượng Thích Trí Dũng. | Nguồn: Chùa Một Cột Thủ Đức

Thông Tin Liên Hệ:

12

Tu Viện Khánh An

Dạo thời gian gần đây, Tu viện Khánh An nổi lên với kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Dù có địa chỉ ở Quận 12 và cách xa trung tâm thành phố nhưng vẫn thu hút đông đảo các du khách đến tham quan cũng như tham gia những khóa tu, thiền tại chùa.

Bạn sẽ cảm nhận được không gian dễ chịu khi bước vào bên trong ngôi chùa ở Sài Gòn này chứ không ngột ngạt mùi nhang khói như các ngôi chùa khác. Khuôn viên rất rộng, thoáng với nhiều cây xanh.

Gam màu chủ đạo của chùa đẹp quận 12 này có 3 màu bao gồm nâu gôc, màu trắng và màu vàng. Bao quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ và được dán giấy hình lục giác mà chúng ta thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi các cổng đền chùa ở Nhật Bản.

Vì khoác lên mình lối kiến trúc Nhật Bản nên nếu bạn vừa muốn đến chùa để cầu bình an, may mắn vừa có thể chụp ảnh mang phong cách của “xứ sở mặt trời mọc” cực chill ở ngôi chùa có view đẹp thì Tu viện Khánh An rất thích hợp với bạn. Hãy nhớ rằng đây là nơi thờ cúng nên khi tham quan hay chụp ảnh bạn phải lịch sự và giữ yên lặng nhé. Tĩnh lòng lại và lắng nghe tâm thanh của chuông gió thật du dương, thanh bình.

Tu Viện Khánh An
Tu Viện Khánh An được biết đến là Tu viện phật giáo ở Sài Gòn có kiến trúc đậm chất Nhật Bản. | Nguồn: Tu Viện Khánh An

Thông Tin Liên Hệ:

13

Chùa Ông - Hội Quán Nghĩa An

Chùa Ông hay còn được gọi với tên Hội Quán Nghĩa An. Đây không chỉ là nơi tín ngưỡng của người Hoa gốc Triều Châu đẹp nhất tại Sài Gòn mà còn được coi là công trình kiến ​​trúc đặt sắc từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. 7/11/1993, ngôi chùa ở Sài Gòn đã được công nhận là di tích kiến ​​trúc nghệ thuật cấp quốc gia bởi Bộ Văn hóa – Thông tin.

Chùa Ông cũng giống như hầu hết các ngôi chùa khác đều không quy định thời gian mở cửa. Tuy nhiên để đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi cho sư thầy và những người trông nom chùa, bạn không nên đến viếng chùa sau 10 giờ tối.

Chùa Ông “khoác lên mình” nét kiến trúc cổ kính giống với những ngôi chùa Trung Hoa tại Sài Gòn. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách có thể cảm nhận rõ ràng bầu không khí uy nghiêm của nơi đây. Sân miếu rộng khoảng 2.000m2 và chiếm hơn phân nửa diện tích của khuôn viên. Đừng bỏ qua địa chỉ cầu nguyện này bạn nhé.

Chùa Ông - Hội Quán Nghĩa An
Chùa ông là ngôi chùa ở Sài Gòn có lối kiến trúc cổ kính Trung Hoa. | Nguồn: Chùa Ông – Hội Quán Nghĩa An

Thông Tin Liên Hệ:

14

Chùa Chantarangsay (Chùa Khơ me)

Chùa Chantarangsay (còn gọi là Candaransi – có nghĩa là Ánh Trăng) nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thi Nghè ở Quận 3, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1946 và được biết đến là ngôi chùa Khơ me đầu tiên tại Sài Gòn. Diện tích của chùa rộng khoảng 4.500 m2, từ khi đi vào hoạt động đã trải qua bảy lần trùng tu.

Tông màu vàng chính là điểm đặc trưng của chùa chiền Khơ me nên bạn dễ dàng nhận biết được vì ở giữa sân chùa là hồ nước nhỏ, tháp thờ Phật, nhà tăng,… với tông màu vàng nổi bật.

Vào những ngày lễ hội quan trọng của người Khmer (lễ Chôl Chnăm Thmay, Đôn tà, Khel đôn) đã quy tụ hàng trăm người Khmer ở khắp nơi như Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai,… hay cả những người bên Campuchia cũng như những người hành hương về ngôi chùa ở Sài Gòn này để cúng lễ cũng như tỏ lòng biết ơn các thế hệ chư tăng đã có công xây dựng, phát triển chùa.

Chùa Chantarangsay (Chùa Khơ me)
Chùa Chantarangsay là ngôi chùa Khơ me đầu tiên ở Sài Gòn. | Nguồn: Chùa Chantarangsay (Chùa Khơ me)

Thông Tin Liên Hệ:

15

Chùa Kỳ Quang 2

Chùa Kỳ Quang 2 ở Gò Vấp đã có tuổi đời gần 100 năm tuổi. Tone màu vàng đặc trưng ở chùa kết hợp với khuôn viên có trang trí rất nhiều tượng Phật có kích thước lớn làm cho ngôi chùa TPHCM này càng thêm sinh động.

Điểm khác biệt so với những ngôi chùa khác là chùa Kỳ Quang 2 với kiến trúc có đặc điểm “5 không”: Không cột, không tường, không nóc, không đà và không cửa. Bên cạnh đó, chùa bao gồm 18 ngọn núi được mô phỏng theo 5 non 7 núi (Ngũ hành Sơn và Thất Sơn) cùng với 11 hang động. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc dựa trên quan niệm của Phật giáo 9 phương trời, 10 phương Phật.

Nếu bạn muốn vừa lễ chùa vừa có view chụp ảnh giống với thác nước ở Đà Lạt thì ở 4 góc ngôi chùa ở Sài Gòn này có 4 thác nước từ núi đổ xuống đẹp mắt, quá thú vị phải không nào.

Chùa Kỳ Quang 2
Chùa Kỳ Quang 2 là ngôi chùa ở Sài Gòn có đặc điểm kiến trúc “5 không”. | Nguồn: Chùa Kỳ Quang 2

Thông Tin Liên Hệ:

16

Chùa Sùng Chính (Hội quán Từ Thiện)

Chùa Sùng Chính (hay với tên gọi là hội quán Sùng Chính, hội quán Từ Thiện, chùa Phật Bốn Mặt tọa lạc ở Quận 8 là một ngôi chùa được thiết kế theo nghệ thuật chùa cổ Trung Hoa cực kỳ đẹp, với nhiều câu đối chữ Hán, các khám thờ được chạm khắc hết sức tinh xảo, tỉ mỉ, những chiếc lồng đèn, tượng sư tử trước cổng,…

Top10tphcm sẽ giải đáp vì sao ngôi chùa ở Sài Gòn có 4 mặt có tên gọi là Chùa Phật Bốn Mặt cho bạn nhé. Vì đây là ngôi chùa của người Hoa duy nhất tại Sài Gòn có thờ Phật Tứ Diện (Bốn Mặt) bao gồm thần Phra Brahma – vị thần sáng tạo trong đạo Hindu – Ấn Độ giáo, với mỗi mặt lần lượt là sự biểu trưng cho đức hạnh của lòng tốt, sự nhân từ, lòng thương cảm, và tính vô tư, không thiên vị của thần Tứ Diện được thỉnh về từ Thái Lan.

Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phật Tứ Diện ngoài đời thì hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để đi viếng chùa bạn nhé.

Chùa Sùng Chính (Hội quán Từ Thiện)
Chùa Sùng Chính là chùa Phật 4 mặt ở Quận 8, TPHCM. | Nguồn: Chùa Sùng Chính (Hội quán Từ Thiện)

Thông Tin Liên Hệ:

17

Thảo Đường Thiền Tự

Chùa Thảo Đường Thiền Tự nằm ở Quận 6 và chỉ vỏn vẹn sau ba năm xây dựng, ngôi chùa ở Sài Gòn đã trở thành điểm đến tâm linh đối với cộng đồng người Hoa và người Việt tại Sài Gòn. Thảo Đường Thiền Tự có diện tích khoảng 10.000 mét vuông. Toàn bộ ngôi chùa được chia thành 3 tòa nhà chính và một tháp lớn có tên Cực Lạc Cáp với độ cao đến 7 tầng với hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng. Những cánh cổng hình vòm màu đỏ, dòng chữ Hoa, chùm lồng đèn tròn,… càng tô điểm cho nơi này một vẻ đẹp hấp dẫn tầm mắt mọi người.

Do đây là một công trình tôn giáo bắt nguồn từ người Hoa nên Thảo Đường Thiền Tự được xây dựng theo phong cách kiến trúc Trung Hoa đậm nét. Đan xen là những chi tiết Phật giáo phương Đông kết hợp với văn hóa Việt Nam.

Từ đó tạo nên một ngôi chùa với nét đẹp cổ xưa và phảng phất trong không gian một chút màu sắc như trong các bộ phim kiếm hiệp. Từ khi khánh thành đến nay, chùa đã trở thành địa điểm viếng thăm của đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách trong nước và quốc tế.

Thảo Đường Thiền Tự
Thảo Đường Thiền Tự là ngôi chùa ở Sài Gòn bắt nguồn từ người Hoa. | Nguồn: Thảo Đường Thiền Tự

Thông Tin Liên Hệ:

18

Bát Bửu Phật Đài - (Chùa Phật Cô Đơn)

Bát Bửu Phật Đài – hay với tên gọi khác là Chùa Phật Cô Đơn được xây dựng trên mảnh đất rộng 30 hecta. Người dân cho rằng đây là ngôi chùa rất linh thiêng với cái tên độc đáo, khi đến đây cầu duyên sẽ được Đức Phật ban phước cho đường tình duyên thuận lợi, suôn sẻ.

Mọi không gian trong chùa bao gồm cả các khu điện thờ đều khang trang, rộng rãi. Mặc dù hiện nay chùa được tu sửa khá nhiều nhưng vẫn mang vẻ cổ kính, hoang sơ đặc trưng của những ngôi chùa cổ ở Việt Nam.

Cổng tam quan của ngôi chùa ở Sài Gòn này được xây dựng rất cao, to với đường trạm trổ uốn lượn tinh xảo. Khuôn viên chùa có trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau vì được xây dựng trên diện tích 5 hecta. Tháng 3/2017 đã diễn ra buổi lễ đặt viên đá xây dựng, đánh dấu cho sự chuyển mình của chùa Bát Bửu Phật Đài.

Ngôi chùa được thiết kế lại một lần nữa và trở về với tên gọi ban đầu là chùa Thanh Tâm, cơ sở nội trú cho Ni giới tu học trang nghiêm, bên cạnh cơ sở 2 của Học viện, một trong bốn trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của Giáo hội.

Vào các ngày cuối tuần, ngày rằm, đặc biệt là vào ngày 14 tháng 2 có rất đông các bạn trẻ từ khắp mọi nơi đến đây để cầu duyên, còn chần chờ gì nữa mà các bạn trẻ đang muốn tìm “nửa kia” thì hãy nhanh đến ngay với ngôi chùa Bát Bửu Phật Đài ngay thôi nào.

Bát Bửu Phật Đài - (Chùa Phật Cô Đơn)
Đừng bỏ qua chùa cầu nguyện linh thiêng tại TPHCM Bát Bửu Phật Đài bạn nhé. | Nguồn: Bát Bửu Phật Đài – (Chùa Phật Cô Đơn)

Thông Tin Liên Hệ:

19

Phù Châu Miếu (Miếu Nổi)

Miếu nổi Gò Vấp ở đâu? Phù Châu miếu (Miếu Nổi) là một ngôi chùa cổ trên sông Vàm Thuật thuộc phường 5, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh và được coi là công trình kiến ​​trúc tâm linh có “1-0-2”. Toàn bộ diện tích của ngôi chùa lên đến 2500m2 được bao phủ bởi một cồn cát nhỏ.

Phù Châu Miếu là công trình kiến trúc có sự pha trộn giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Miếu được chia ra làm 2 gian là khu vực chính điện và nơi thờ năm Mẹ, ngoài sân có thờ các vị Bồ Tát.

Hình ảnh những con rồng cẩn bằng sứ được đặt ở khắp nơi là là một trong những điểm nhấn ấn tượng trong kiến trúc của ngôi chùa ở Sài Gòn này làm cho không gian nơi đây thêm huyền bí, linh thiêng hơn. Ước tính có tới hàng trăm tượng rồng với nhiều kích cỡ, được chạm trổ tỉ mỉ. Những tượng rồng này được trang trí bằng các mảnh sành sứ đa sắc màu, nhìn rất lộng lẫy và sống động. Ở giữa chính điện là nơi thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Bước vào bên trong miếu nổi Phù Châu, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước những vòng nhang dài và được treo dày đặc trên trần nhà.

Phù Châu Miếu (Miếu Nổi)
Miếu nổi Phù Châu là ngôi chùa miếu nổi Gò Vấp. | Nguồn: Phù Châu Miếu (Miếu Nổi)

Thông Tin Liên Hệ:

20

Tổ đình Phụng Sơn (Chùa Gò)

Với những nét đẹp cổ kính đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, Tổ đình Phụng Sơn (Chùa Gò) có thể được coi là địa điểm quý hiếm khi vẫn giữ được vẻ đẹp của ngôi chùa cổ ở Nam Bộ ngày nay. Năm 1988, ngôi cổ tự đã được công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia”. Chùa được xây dựng theo hình chữ Tam (Hán Tự) có chiều dài hơn 40m, rộng khoảng 20m. Phần mái lợp ngói âm dương và được hạ thấp xuống hai bên hiên rộng giúp không khí trong khuôn viên chùa nhẹ nhàng, mát mẻ, rất thích hợp với khí hậu Á Đông.

Chùa Gò là ngôi chùa ở Sài Gòn nằm trên một ngọn đồi nhỏ được bao bọc bởi ao Bàu Chuông, xung quanh có trồng sen. Tuy nhiên, hồ sen đã biến mất vì thời gian sửa chữa và trùng tu. Được biết, hai sự trùng tu lớn vào các năm 1904-1915 và 1960 dẫn đến sự thay đổi lớn như hiện nay.

Tổ đình Phụng Sơn (Chùa Gò)
Ngôi chùa Gò Sài Gòn được công nhận là “Di tích văn hóa cấp quốc gia”. | Nguồn: Tổ đình Phụng Sơn (Chùa Gò)

Thông Tin Liên Hệ:

21

Chùa Huệ Nghiêm

Không phải tự nhiên mà chùa Huệ Nghiêm lại được biết đến là ngôi chùa nổi tiếng trong việc đào tạo tăng tài về giới Luật miền Nam. Bởi vì, theo sử liệu, chùa từng là nơi tu học của các nhà sư từ năm 1963 đến năm 1985.

Ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng lâu đời này đã được trùng tu hàng trăm năm nên mang một vẻ đẹp xanh và thoáng mát. Những công trình từ lâu đời đã được lưu giữ như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài. Đến với chùa Huệ Nghiêm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể kiến trúc hình chữ Sơn hiếm có theo bản vẽ của kiến trúc sư tài năng Võ Đình Diệp.

Bên cạnh đó, đây còn là ngôi chùa có khuôn viên rộng rãi nhất trong số các ngôi chùa tại Sài Gòn. Khu vực chánh điện khá rộng khoảng gần 600 m2 đã chiếm phần lớn diện tích của chùa. Chánh điện chùa Huệ Nghiêm gồm có 2 lầu và mỗi lầu thờ một vị Phật khác nhau. Phía bên trong chánh điện có cửa khắc chạm hình ảnh 12 con giáp và bát bộ kim cang có giá trị nghệ thuật, văn hóa được ghi nhận kỉ lục tại Việt Nam.

Chùa Huệ Nghiêm
Khi đến ngôi chùa đẹp và linh thiêng Sài Gòn Huệ Nghiêm, bạn sẽ được ngắm nhìn quần thể kiến trúc hình chữ Sơn. | Nguồn: Chùa Huệ Nghiêm

Thông Tin Liên Hệ:

22

Pháp Viện Minh Đăng Quang

Pháp viện Minh Đăng Quang được xây dựng và trở thành một quần thể kiến trúc vô cùng rộng lớn và nổi tiếng ở ngay trung tâm tp.hcm. Khi đặt chân tới cổng tam quan, bạn sẽ bị thu hút bởi bầu không khí vô cùng trong lành, xanh mát. Nhẹ nhàng bước đi dưới những hàng cây cổ thụ rợp bóng, chắc bạn lòng bạn sẽ cảm thấy vô cùng an nhiên, nhẹ nhàng.

Đi sâu vào bên trong là khu chánh điện lỗng lẫy ở trung tâm của pháp viện. Kiến trúc của trung tâm có chiều ngang 40m, chiều dài 70m và cao 3 tầng. Tầng trên là ngôi chánh điện có hình bát giác truyền thống với đường kính lên tới 32m thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Pháp viện Minh Đăng Quang là ngôi chùa ở Sài Gòn có thời gian mở cửa từ 8h sáng đến 8h tối nên bạn hãy lên kế hoạch sắp xếp thời gian để khám phá hết Pháp viện Minh Đăng mà không lo bị ảnh hưởng đến công việc nhé. Đực biệt là vào cổng free nên bạn không cần loay hoay tìm chỗ mua vé. Cho dù đi viếng chùa với bất kỳ lý do nào đi chăng nữa thì bạn vẫn nên chọn trang phục kính đáo, lịch sự đó nha.

Pháp Viện Minh Đăng Quang
Pháp viện Minh Đăng là ngôi chùa Sài Gòn vô cùng khang trang. | Nguồn: Pháp Viện Minh Đăng Quang

Thông Tin Liên Hệ:

23

Tu viện Quảng Đức

Tu viện Quảng Đức có địa chỉ ở Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1966 bởi Hòa thượng Thích Quảng Liên và thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điểm nổi bật của ngôi chùa ở Sài Gòn này chính là những bức tượng bằng đá lớn nguyên khối. Ngôi chùa ở Sài Gòn cực kỳ thanh tịnh này là nơi thu hút rất nhiều phật tử mỗi dịp lễ, rằm. Tuy địa chỉ ở mặt tiền đường lớn nhưng bên trong không gian chùa rất thanh tịnh, tôn nghiêm..

Mặc dù khuôn viên tu viện không lớn lắm nhưng có sự trang trí tinh tế với hai tone màu chủ đạo là trắng và xám. Các tượng Phật đặt trong tu viện một cảm giác thật nhẹ nhàng, khoan thai.

Tu viện Quảng Đức
Tu viện Quảng Đức là ngôi chùa đẹp và linh thiêng tại TPHCM. | Nguồn: Tu viện Quảng Đức

Thông Tin Liên Hệ:

24

Chùa Ấn Giáo – Sri Thenday Yuthapani

Chùa Ấn Giáo – Sri Thenday Yuthapani là một trong những ngôi chùa nằm ở trung tâm Quận 1. Bên cạnh cái tên chùa Ấn Giáo, ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Ông. Chùa được xây dựng với kiến trúc đạo Hindu với điểm nhấn là có nhiều cửa rất thông thoáng, bên cạnh đó là sân thượng với các bức tượng nhiều người và các vị thần xếp thành một ngọn tháp.

Thiết kế chùa mát mẻ, dễ chịu với một phòng thờ lớn nằm ở trung tâm, bao quanh bởi các cột vòm nên không gian chùa luôn tràn ngập ánh sáng. Hiện nay, bên cạnh cộng động người Ấn đến viếng ngôi chùa ở Sài Gòn này mà còn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Ngoài ra, trang web của cộng đồng Hindu giáo quốc tế đã ngợi ca ngôi chùa là một trong những kho báu Hindu giáo. Chùa Ấn Giáo mang nét kiến trúc điển hình của Hindu giáo với trung tâm là phòng thờ Thánh ở chánh điện.

Chùa Ấn Giáo – Sri Thenday Yuthapani
Chùa Ấn Giáo Sài Gòn đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến cầu nguyện. | Nguồn: Chùa Ấn Giáo – Sri Thenday Yuthapani

Thông Tin Liên Hệ:

25

Chùa bà Ấn Mariamman

Đền bà Mariamman hay còn được biết tới tên gọi là chùa Bà Ấn nằm ở ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Đây thực chất là một ngôi đền Hindu giáo của người gốc Ấn, có thờ một vị thần tên Mariamman.

Top10tphcm sẽ kể cho bạn nghe vì sao ngôi chùa ở Sài Gòn này lại mang tên Mariamman nhé. Tương truyền nữ thần Mariamman là người mang lại mùa màng bội thu, đất đau tươi tốt cho người dân. Bên cạnh đó người Ấn còn cho rằng bà cũng đem lại sự ấm no, hạnh phúc nên ngôi đền này nên lúc nào cũng luôn tấp nập người đến viếng. Đây là một trong ba ngôi đền Hindu giáo tọa lạc ở trung tâm Sài Gòn và chùa Bà Ấn là nơi được du khách ghé thăm nhiều hơn bao giờ hết.

Chạy dọc trên bức tường bằng đá là tượng của 18 vị thần có nhiều phong cách, tượng trưng cho những lời ước nguyện của người dân. Chùa Bà Ấn là nơi cầu bình an, may mắn ở Sài Gòn được nhiều du khách trong nước và quốc tế ghé thăm.

Chùa bà Ấn Mariamman
Chùa Bà Ấn là chùa ở Sài Gòn có lịch sử chỉ nghe một lần là nhớ mãi không quên. | Nguồn:Chùa bà Ấn Mariamman

Thông Tin Liên Hệ:

Chia sẻ nếu thấy hữu ích