Top 5 làng nghề mây tre đan nổi tiếng Việt Nam

Mây tre đan là một trong những nghề truyền thống của người dân ở các vùng nông thôn. Không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình phát triển nhưng nghề mây tre đan đang có những dấu hiệu khởi sắc đáng mừng. Với phát triển du lịch, đưa các sản phẩm truyền thống ra thị trường quốc tế, thì nghề mây tre đan ngày càng thu hút nhiều nhiều người quan tâm.

1

LÀNG MÂY TRE ĐAN PHÚ VINH

Nói đến mây tre đan, làng Phú Vinh xứng đáng đứng top 1 với tuổi đời cũng như sự chuyên nghiệp, lành nghề của người dân nơi đây.

Từ thế kỉ thứ XVII đến nay, Phú Vinh, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội, là một trong những điểm đến nổi tiếng với màu sắc truyền thống nồng đậm. Ngoài những vật phẩm như khay, đĩa, rổ.. những món đồ trang trí, nội thất như bàn ghế, đèn ngủ… cũng được tạo ra từ những đôi tay lành nghề tại làng Phú Vinh.

Được xem là đam mê và yêu nghề truyền thống, người dân làng Phú Vinh đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ Việt Nam đến quốc tế thông qua những loại đồ mây tre mộc mạc, đậm chất làng quê. Hơn nữa, nghề mây tre đan đã được duy trì và truyền nối cho nhiều thế hệ, tạo công ăn việc làm và là một điểm nổi bật văn hoá của người Việt.

2

LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN THẠCH CẦU

Thạch Cầu là một ngôi làng tại Nam Định, là nơi được xem là cái nôi của nghề mây tre đan. Từ bao thế hệ nay, nghề dân dã này đã được tiếp nối, thế hệ sau học tập và tiếp nhận nền văn hoá này từ thế hệ trước. Tạo nên một bản sắc dân tộc phong phú. Đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, làng Thạch Cầu là một trong những cái tên tiểu biểu cho niềm tự hào của Việt Nam.

Phải thừa nhận chất lượng và sự khéo léo trong từng sản phầm và Thạch Cầu mang lại được đánh giá là tốt nhất hiện nay, với độ bền đẹp khó có thể so sánh.

3

LÀNG MÂY TRE ĐAN NGỌC ĐỘNG

Thuộc tỉnh Hà Nam, làng Ngọc Động đã và đang trên đà phát triển, đánh dấu tên tuổi của mình so với các làng lâu năm khác. Tồn tại tương đối lâu đời với chất liệu từ cây mây, cây giang, những nghệ nhân khéo léo đã cho ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng và được xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngọc Động nổi tiếng với tay nghề đan xiên các sợi, kết với nan giang tạo nên một kết cấu bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao và rất khó biến dạng trước những tác động bên ngoài. Ngày càng vươn xa và được biết đến, làng Ngọc Động đã dần mở ra một ngành nghề mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho nhiều người dân tại đây. Và hơn hết, là tính gắn kết, truyền thống mà người Việt luôn luôn muốn giữ gìn.

4

LÀNG MÂY TRE ĐAN BAO LA

Làng nghề Bao La với nghề truyền thống chủ yếu là thúng, gắn bó với người nông dân cũng như là một điểm tự hào với chất lượng sản xuất vượt trội.

Làng Bao La tại Thừa Thiên Huế, đã có một bước ngoặt trong ngành thủ công mỹ nghệ, trước khi ghi dấu ấn trong danh sách những làng nghề truyền thống nổi tiếng như hôm nay, Bao La chỉ là một địa điểm sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu.

Từ những nguyên liệu bằng tre, nứa thì sản phẩm như thúng, nia, giần, sàng,… lần lượt ra đời phục vụ cuộc sống hàng ngày, không chỉ cho người dân Việt Nam mà đã vươn rộng ra thị trường thế giới.

5

LÀNG MÂY TRE ĐAN NINH SỞ

Làng Ninh Sở hình thành khá lâu đời, có mặt sớm nhất ở Hà Nội, là một ngôi làng gắn liền với những vật dụng đơn sơ, thông dụng nhưng lại mang màu sắc truyền thống sâu sắc. Nghề tre đan tại đây ngày càng tinh xảo và khéo léo, được chăm chút từ những đôi bàn tay lành nghề, tạo thành một bức ảnh chân dung về cuộc sống cũng như con người vùng Ninh Sở.

Từ những năm 20 của thế kỷ XX đến nay, nhiều nghệ nhân làng tre đan Ninh Sở có sản phẩm được đem trưng bày ở các hội chợ mỹ nghệ trong nước. Năm 1931, những sản phẩm song, mây, tre, giang đan của Ninh Sở được trưng bày tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Paris –  Thủ đô nước Pháp. Ngày nay, nhiều sản phẩm song, mây, tre đan Ninh Sở được xuất khẩu sang một số nước Châu Á, Châu Âu.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích