Học phí trường Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm Đà Nẵng 2024 mới nhất

Đánh giá bài viết
Học phí trường cao đẳng lương thực thực phẩm

Cao đẳng Lương thực Thực phẩm học phí bao nhiêu vẫn luôn là câu hỏi được lặp đi lặp lại qua các năm tuyển sinh, học phí đóng một vai trò quan trọng để học sinh và phụ huynh có thể chọn một ngôi trường phù hợp. Do đó, để mọi người không bị mất quá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin thì chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp và trong bài viết này.

Học phí của trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm là bao nhiêu?

Mức học phí năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/kỳ so với năm trước

Thông tin chung trường Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm

  • Tên trường: Cao đẳng Lương thực Thực phẩm (tên tiếng Anh: College of Food Industry)
  • Địa chỉ:
    Trụ sở chính: 101B Lê Hữu Trác, Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
    Phân hiệu tại Hồ Chí Minh: 296 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
  • Website: http://cfi.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/cfi.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: CDT0406
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@cfi.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: 02363 831 228
Trường cao đẳng lương thực thực phẩm
Khuôn viên tại trường trường cao đẳng lương thực thực phẩm | Nguồn: Internet

Chính sách miễn giảm học phí của trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm

Chế độ miễn giảm học phí

TT

Đối tượng

Mức miễn/giảm

Hồ sơ (Bản sao phải được công chứng trong thời hạn không quá 3 tháng)

1.

HSSV là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công

2.

HSSV là người khuyết tật có khó khăn về kinh tế

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật

– Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của UBND xã, phường

3.

HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo

4.

HSSV là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao hộ khẩu

5.

HSSV dưới hoặc đến 22 tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao giấy chứng tử, quyết định hưởng trợ cấp

6.

HSSV hệ cử tuyển

Miễn 100%

– Quyết định cử tuyển

7.

HS tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp

Miễn 100%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS/Bằng tốt nghiệp THCS

8.

HSSV là người dân tộc thiểu số người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Giảm 70%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao hộ khẩu

9.

HSSV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên

Giảm 50%

– Đơn miễn, giảm học phí (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao quyết định hưởng trợ cấp thường xuyê

Chế độ trợ cấp xã hội

TT

Đối tượng

Mức trợ cấp

Hồ sơ (Bản sao phải được công chứng trong thời hạn không quá 3 tháng)

1.

Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

100.000đ/tháng

– Đơn xin Trợ cấp xã hội (theo mẫu)

– Giấy chứng tử của Cha và Mẹ hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã, phường

– Bản sao giấy khai sinh

2.

Sinh viên tàn tật từ 41% trở lên và có khó khăn về kinh tế

100.000đ/tháng

– Đơn xin Trợ cấp xã hội (theo mẫu)

– Giấy chứng nhận tàn tật

– Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn

3.

Học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

140.000đ/tháng

– Đơn xin Trợ cấp xã hội (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao hộ khẩu gia đình/Giấy xác nhận thường trú tại vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của cơ quan có thẩm quyền

4.

Sinh viên thuộc diện hộ nghèo vượt khó học tập

100.000đ/tháng

– Đơn xin Trợ cấp xã hội (theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận Hộ nghèo

Chính sách nội trú

TT

Đối tượng

Mức học bổng chính sách

Hồ sơ (Bản sao phải được công chứng trong thời hạn không quá 3 tháng)

1.

HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo

100% lương cơ bản/tháng

– Đơn xin Chính sách nội trú (theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo

– Bản sao giấy khai sinh

2.

SV tốt nghiệp trường PT dân tộc nội trú

80% lương cơ bản/tháng

– Đơn xin Chính sách nội trú (theo mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận/bằng tốt nghiệp PTDTNT

3.

HSSV là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

80% lương cơ bản/tháng

– Đơn xin Chính sách nội trú (theo mẫu)

– Bản sao giấy khai sinh

– Bản sao hộ khẩu gia đình/Giấy xác nhận thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo của cơ quan có thẩm quyền

4.

HSSV dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

60% lương cơ bản/tháng

– Đơn xin Chính sách nội trú (theo mẫu)

– Giấy chứng nhận khuyết tật

– Bản sao hộ khẩu gia đình/Giấy xác nhận thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo của cơ quan có thẩm quyền

 

Ngoài những đối tượng được miễn học phí, trường còn cấp thêm các khoản hỗ trợ khác như sau:

– Mỗi khóa đào tạo, HSSV được nhận 1.000.000 đồng để mua sắm đồ dùng cá nhân.

– Trong dịp Tết nguyên đán, HSSV ở lại trường được hỗ trợ 150.000 đồng (cần có giấy xác nhận của trường).

– Mỗi năm, HSSV được hỗ trợ từ 200.000 đến 300.000 đồng tiền đi lại, tùy theo khoảng cách từ nhà đến trường.

Chế độ hỗ trợ chi phí học tập

Đối tượng

Mức hỗ trợ/tháng

Thời gian hưởng

Hồ sơ (Bản sao phải được công chứng trong thời hạn không quá 3 tháng)

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (HSSV chưa được hưởng chính sách nội trú mới được xét hưởng hỗ trợ CPHT)

60% lương cơ bản/tháng

Theo giá trị của giấy chứng nhận hộ nghèo

– Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (theo mẫu)

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND xã, phường, thị trấn cấp

– Bản sao giấy khai sinh

Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm tuyển sinh các ngành nào?

STTNgành, nghề đào tạoTrình độChỉ tiêu theo đăng ký hoạt động (người)Tự xác định chỉ tiêu (người)
Cao đẳngTrung cấpSơ cấp
1Công nghệ thực phẩm306030
2Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành304030
3Công nghệ thông tin (UDPM)156014075
4Kế toán doanh nghiệp15309045
5Tiếng Nhật Bản20303050
6Tiếng Hàn Quốc20303050
7Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm45(*)4545
8Điện công nghiệp và dân dụng203520
9Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt204520
10Bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ khí203520
11Chế biến sản phẩm từ bột gạo205020
12Sơ chế, bảo quản rau, củ, quả sau thu hoạch205020
13Kỹ thuật gò hàn nông thôn205020
14Chế biến rau quả205020
15Kỹ thuật chế biến món ăn2030Đang xin50
Tổng cộng150255140515

Vì sao nên theo học tại trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm?

Đội ngũ cán bộ:

Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm có 113 cán bộ giảng viên làm việc. Đây là số lượng chưa nhiều nhưng trường có lợi thế là đội ngũ cán bộ đều được đào tạo chuyên môn tốt, học vị cao và có kinh nghiệm giảng dạy. Điều này giúp trường cải thiện chất lượng đào tạo.

Cơ sở vật chất:

Với mục tiêu tạo ra một môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên, nhà trường đã đầu tư xây dựng ký túc xá hiện đại, rộng rãi và thoáng mát. Ký túc xá có thể tiếp nhận 800 học sinh, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi của sinh viên. Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng đến việc phát triển các phòng thí nghiệm, thực hành và mô hình thực hành, giúp sinh viên kết hợp học lý thuyết với thực tế.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích