Bạn đang có nhu cầu mua thép để thi công nhưng chưa hiểu rõ tính chất cũng như công dụng từng loại. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng, hi vọng sẽ giúp bạn chọn được đúng loại.
Thép là gì?
Thép là một hợp kim gồm sắt(Fe) và cacbon, kết hợp với một số nguyên tố hoá học khác. Thép rất cứng, độ đàn hồi tốt, dễ uốn để tạo hình. Nếu trong thép có tỉ lệ cacbon cao thì độ cứng sẽ được tăng cường nhưng rất dễ gãy.
Ngày nay, thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tuỳ vào mục đích, nhu cầu cũng như tính chất công trình mà cấu trúc thép sẽ rất khác nhau. Nếu bạn biết rõ các đặc tính của thép và ứng dụng đúng thì công trình sẽ rất chắc chắn.
Các loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng
Thép xây dựng có rất nhiều loại, mỗi loại lại phù hợp với công trình riêng. Phổ biến nhất là các dòng thép sau:
Thép cuộn
Thép cuộn là loại có cấu trúc gồm nhiều sợi thép dài quấn thành cuộn. Để sản xuất thép cuộn, đòi hỏi phải có quy trình rất phức tạp, ứng dụng công nghệ cao. Nguyên liệu ban đầu sẽ được đúc thành phôi sau đó sẽ được nung chảy để tạo thành thép cuộn.
Với cấu trúc này, thép cuộn thường được dùng nhiều trong ngành cơ khí để xây dựng nhà xưởng và các công trình dân dụng. Hiện nay, loại thép xây dựng này được sản phẩm phổ biến với 3 cỡ gồm 6, 8, 10. Riêng thép cuộn lại có nhiều loại nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: thép cán nóng, thép cán nguội, mạ kẽm, không gỉ.
Một số ứng dụng phổ biến của thép cuộn:
- Ứng dụng cơ khí, chế tạo máy, dụng cụ.
- Xây dựng kết cấu nhà xưởng, tạo ống hàn và nhiều dụng cụ khác.
- Dùng nhiều để lót nền, sàn xe hoặc cầu thang.
- Dập tạo hình, làm ống hàng cán nguội.
Thép thanh vằn
Thép thanh vằn là loại có kết cấu dạng thanh dài. Ở trên thân của thép sẽ có những vằn được đúc nổi. Vì vậy mà loại thép này có tên gọi như vậy.
Thép thanh vằn thường có đường kính khoảng 10mm – 40mm. Tuỳ vào nhu cầu mà bạn có thể chọn loại có đường kính phù hợp để sử dụng. Thường thép thanh vằn sau khi được sản xuất xong sẽ đóng thành bó nhưng không vượt 5 tấn. Sau đó, sẽ dùng dây đai hoặc thép bó lại.
Loại thép này có khả năng chịu lực tốt vì có độ bền cao và rất cứng. Chính vì vậy mà thép thanh vằn được dùng nhiều nếu bạn có nhu cầu xây nhà, các công trình khác như khu công nghiệp, cao ốc của văn phòng, dùng trong các công trình thuỷ điện, cầu đường…
Đường kính phổ biến của loại này từ phi 10 – phi 52, chiều dài trung bình là 11,7m/cây. Trong số các loại thép xây dựng thì thép thanh vằn là loại được dùng nhiều nhất.
Thép ống
Thép ống là loại được thiết kế dạng ống khá dày và rỗng bên trong ruột. Thép ống cũng như thép thanh vằn, thường được bó thành từng bó và dùng nhiều tại các công trình đa dạng.
Thép ống được phân thành nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là 4 loại, gồm:
Thép ống mạ kẽm
Loại này được làm từ thép ống đen nhưng bề mặt sẽ được mạ kẽm toàn bộ. Kẽm sẽ được mạ bằng phương pháp nhúng nóng cho đến khi đạt chuẩn để thép có độ bền cao. Sau khi mạ kẽm xong, thanh thép sẽ được làm nguội bằng nước lạnh trước khi phân phối ra thị trường.
Thép ống hàn đen
Loại này có thành ống không dày nhưng chịu lực tốt do cấu trúc ống có hình tròn. Khi thép xây dựng này không dễ gì bị trầy xước, bạn cũng có thể lắp đặt dễ dàng. Đường kính phổ biến của loại này từ 12.7 – 127mm, được dùng phổ biến trong cơ khí.
Thép ống đúc
Thép ống đúc có đường kính rất lớn, nguyên liệu để sản xuất nên loại này thường phải nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Sau đó sẽ sử dụng công nghệ hàn xoắn hoặc thẳng để tạo nên thép ống đúc.
Thép ống chữ nhật, vuông
Loại thép này còn có tên gọi phổ biến là thép hộp, cấu trúc rỗng bên trong và hình dáng vuông hoặc chữ nhật bên ngoài. Thép ống chữ nhật thường được dùng để xây nhà tiền chế, khung mái, giàn giáo và nhiều mục đích khác trong xây dựng.
Thép hình
Là một trong những loại thép có quy trình sản xuất công phu, sử dụng công nghệ hiện đại, thép hình được ứng dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Hiện nay, thép hình trên thị trường có rất nhiều, gồm hình I, H, L, V, U. Mỗi loại như vậy được ứng dụng trong các công trình riêng biệt.
Chẳng hạn:
- Thép hình chữ H thường dùng để xây dựng nhà cao tầng hoặc nhà tiền chế. Loại này có thể chịu được lực rất lớn.
- Thép hình chữ I cũng có khả năng chịu lực như H và dùng nhiều để xây dựng kết cấu công trình vững chắc. Tuy nhiên, loại này chỉ phù hợp với những công trình có tải trọng đứng.
- Thép chữ U ngoài ứng dụng trong xây dựng thì thép chữ U còn được dùng để thiết kế khung xe, một số loại máy móc, thiết bị, thùng xe, bàn ghế…
- Thép chữ V chỉ được dùng trong các công trình xây dựng quy mô lớn vì có khả năng chịu lực.
Mỗi loại thép có những tính chất và khả năng ứng dụng rất riêng, mức giá cũng đa dạng trên thị trường.
Hi vọng từ những thông tin này, bạn có thể chọn được loại phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.