Học phí trường Đại học Thủ Đô Hà Nội là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khi lựa chọn theo học tại trường. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu học phí trường ĐH Thủ đô Hà Nội theo thông tin cập nhật mới nhất nhé!
Học phí Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội bao nhiêu?
Năm học 2023 – 2024
Học phí của Đại học Thủ Đô năm học 2023-2024 khoảng từ 1.250.000 đồng/tháng – 1.450.000 đồng/tháng.
Khối ngành | Khoa | Mức học phí |
I | Khoa Giáo dục và Đào tạo Giáo viên | 1.250.000 đồng/tháng |
III | Kinh doanh, Pháp luật, Quản lý | 1.250.000 đồng/tháng |
IV | Khoa học sự sống, Khoa học Tự nhiên | 1.350.000 đồng/tháng |
V | Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kiến trúc và Xây dựng, Sản xuất và Chế biến, Kỹ thuật, Thú y, Nông lâm nghiệp và Thủy sản | 1.450.000 đồng/tháng |
VII | Khoa học Xã hội và Hành vi, Báo chí và Thông tin, Nhân Văn, Dịch vụ Xã hội, Dịch vụ vận tải, Thể dục thể thao, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Khách sạn, Du lịch | 1.200.000 đồng/tháng |
Học phí dự kiến năm 2024 – 2025
Dựa vào xu hướng tăng học phí trong những năm gần đây, dự kiến học phí của Đại học Thủ Đô Hà Nội trong năm học 2024-2025 sẽ có mức tăng khoảng 5% – 10%, tuân theo quy định của nhà nước.
Học phí năm 2022 – 2023
Dưới đây là chi tiết học phí của các chuyên ngành tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội trong năm 2022:
- Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: 1.250.000 đồng/tháng
- Khối ngành III: Kinh doanh, quản lý, pháp luật: 1.250.000 đồng/tháng
- Khối ngành IV: Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống: 1.350.000 đồng/tháng
- Khối ngành V: Toán và thống kê, công nghệ kỹ thuật, máy tính và công nghệ thông tin, kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y: 1.450.000 đồng/tháng
- Khối ngành VII: Nhân văn, báo chí và thông tin, khoa học xã hội và hành vi, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch, dịch vụ vận tải, thể dục thể thao, môi trường và bảo vệ môi trường: 1.200.000 đồng/tháng.
Học phí năm 2021 – 2022
Học phí Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội 2021 – 2022 cụ thể như sau:
- Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản lý giáo dục, Việt Nam học, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Luật, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý công, Chính trị học: 330.000 đồng/tín chỉ.
- Giáo dục công dân, Sư phạm Ngữ văn, Giáo dục đặc biệt, Sư phạm Lịch sử (sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội): 330.000 đồng/tín chỉ.
- Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Toán ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 396.000 đồng/tín chỉ.
- Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Toán, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Vật lý (sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội): 396.000 đồng/tín chỉ.
Học phí năm 2020 – 2021
Hệ đại học chính quy:
- Các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật, TDTT, du lịch, nghệ thuật: 360.000 VNĐ/tín chỉ.
- Các ngành kinh tế, khoa học xã hội, luật: 300.000 VNĐ/tín chỉ.
Hệ cao đẳng chính quy:
- Các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật, TDTT, du lịch, nghệ thuật: 300.000 VNĐ/tín chỉ.
- Các ngành kinh tế, khoa học xã hội, luật: 245.000 VNĐ/tín chỉ.
Học phí năm 2019 – 2020
TT | Chuyên ngành đào tạo | Học phí/ tín chỉ |
I | Đại học | |
1 | Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản lý giáo dục, Việt Nam học, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Luật, Quản lý công, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng | 275.000đ |
2 | Giáo dục công dân, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Ngữ văn, Giáo dục đặc biệt, Chính trị học (sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội) | 275.000đ |
3 | Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Toán ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | 325.000đ |
4 | Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Toán, Giáo dục Mầm non, Sư phạm Vật lý (Sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội) | 325.000đ |
II | Cao đẳng | |
1 | Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh (sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội) | 225.000đ |
2 | CNKT Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin | 270.000đ |
3 | Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Hóa học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Thể chất (sinh viên hộ khẩu ngoài Hà Nội) | 270.000đ |
Thông tin thêm về trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2014 thông qua quá trình phát triển từ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, điều này đánh dấu một bước phát triển mới và quan trọng của nhà trường.
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội cam kết không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị đào tạo hàng đầu theo hướng nghề nghiệp ứng dụng tại quốc gia, với uy tín cao cả trong khu vực và trên thế giới. Trường phát triển trên quy mô đa ngành, đa lĩnh vực và đa trình độ. Đồng thời đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội không chỉ của Thủ Đô mà còn của cả nước.
- Tên trường: Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội (HNMU – Hanoi Metropolitan University)
- Trụ sở chính: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 131 thôn Đạc Tài, Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 6, phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
- Website: http://hnmu.edu.vn
- Facebook: fb.com/hnmu.edu.vn
- Mã tuyển sinh: HNM
- Email tuyển sinh: tuyensinh@daihocthudo.edu.vn
- SĐT tuyển sinh: 0986 735 046 – 0986 735 072
Chính sách hỗ trợ học phí của trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Miễn học phí
- Sinh viên theo học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và Mác – Lê nin.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Người có công với cách mạng; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh.
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Sinh viên là con liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh
- Sinh viên có cha/mẹ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Người từ 16 – 22 tuổi đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Sinh viên khuyết tật.
- Sinh viên người dân tộc thiểu số có cha/mẹ/cả cha và mẹ/ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (La Ha, La Hủ, Pà Thẻn, Ngái, Lự, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Mảng, Bố Y, Si La, Cống, Rơ Măm, Pu Péo, Brâu, Ơ Đu), có hộ khẩu thường trú ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Giảm 70% học phí
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Giảm 50% học phí
- Sinh viên là con cán bộ, viên chức, công nhân mà cha/mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được nhận trợ cấp thường xuyên.