Làm đẹp dường như là niềm đam mê bất tận của chị em phụ nữ, dù đang mang thai hay đang cho con bú, các mẹ luôn quan tâm đến việc trau chuốt vẻ bề ngoài để giúp mình trông rạng rỡ hơn. Đặc biệt là các dịch vụ làm móng, làm nail luôn được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên trong sơn móng tay có chứa các hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Vậy liệu bà bầu sơn móng tay được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng Top10tphcm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các hóa chất có trong sơn móng tay
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi bầu sơn móng tay được không thì mọi người cần phải nắm rõ được hóa chất trong sơn móng tay ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào. Không chỉ mẹ bầu mà các chị em phụ nữ cũng nên biết những kiến thức này.
Hầu hết các sản phẩm sơn móng tay đều chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có mùi nồng và thường lơ lửng trong không khí. Sau khi hít phải, cơ thể có thể phát triển các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi, chẳng hạn như:
- Toluene: Đây là chất hóa học phổ biến trong xăng dầu, khi hít phải một lượng lớn cơ thể sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
- Formaldehyde: Chất gây ung thư dùng để bảo quản xác vật chết. Phụ nữ mang thai tốt hơn nên tránh xa hợp chất này
- Dibutyl Phthalate (DBP): Hợp chất này được phân loại là hóa chất có độ nguy hiểm cao và không được sử dụng trong bất kỳ sản phẩm nào. Hầu hết các nước Âu Mỹ thậm chí coi chất này là chất cấm, không được sử dụng khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, nhất là đối với nam giới. Không chỉ vậy, khi tiếp xúc quá nhiều, chất này sẽ từ từ phá hủy các cơ quan nội tạng và gây rối loạn hệ bài tiết của cơ thể.
Sơn móng tay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào rõ ràng và cụ thể về ảnh hưởng của sơn móng tay đối với bà bầu và thai nhi. Mặc dù sơn móng tay, nước tẩy sơn móng tay chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ ảnh hưởng xấu nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với quá nhiều sơn móng và tiếp xúc trong thời gian dài.
Ngoài ra, tác động lớn nhất đến thai nhi không phải là sơn móng tay mà là mùi sơn móng tay. Bà bầu phải ngồi lâu trong phòng làm móng và phải hít những mùi khó chịu. Đặc biệt, việc làm móng tay cũng có nguy cơ xảy ra các rủi ro như móng bị tổn thương, bị chảy máu, xuất hiện vết thương hở…. Nếu mẹ không chăm sóc cẩn thận, chính điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng đến em bé.
3Mẹ bầu sơn móng tay được không?
Như đã đề cập ở trên, rất hiếm khi thai nhi bị ảnh hưởng bởi sơn móng tay. Tuy nhiên, điều này cũng không phải không thể xảy ra. Do đó, các bà mẹ muốn làm móng tay cần phải nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể của mình.
Các sản phẩm sơn móng tay thường chứa acrylic, không an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, các tiệm làm móng thường sử dụng chất tẩy rửa mạnh để làm sạch bề mặt móng cũng như các dụng cụ bị dính sơn móng tay. Mặc dù có hệ thống hút gió nhưng những mùi và chất này cũng sẽ lơ lửng trong không gian, nếu hít phải hoặc tiếp xúc nhiều sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Không những thế, nếu bạn làm móng ở các địa chỉ kém uy tín thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Sử dụng dụng cụ làm móng không được làm sạch kỹ lưỡng có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc các bệnh về móng tay. Vậy nên nếu bạn đang phân vân “Có bầu sơn móng tay được không?” thì câu trả lời là rất hiếm, nhưng đừng làm móng quá thường xuyên và hãy làm tại các cơ sở uy tín.
4Các bệnh về da có thể gặp khi mẹ bầu sơn móng tay
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần tránh tối đa các yếu tố có hại cho cơ thể, bởi vì các vùng da bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm có thể gây sốt. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho đứa trẻ trong bụng. Vì vậy, để có thể quyết định có nên làm móng khi mang bầu hay không thì hãy cùng điểm qua các bệnh ngoài da liên quan đến làm móng nhé!
Viêm quanh móng
Viêm quanh móng là do kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm khi cắt bỏ da thừa trên tay, dẫn đến tổn thương móng. Viêm móng thường đi kèm với sưng, đỏ, đau và nóng rát xung quanh móng.
Để giảm sưng, viêm, bà bầu cần dùng thuốc kháng sinh. Hoặc trường hợp mủ từ vết thương quanh móng, bác sĩ phải rạch một đường, lấy hết mủ bên trong rồi xử lý.
Việc dùng thuốc kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu phải chia sẻ với bác sĩ về tình trạng mang thai của mình để bác sĩ kê đơn cẩn thận hơn.
Nấm móng tay
Nấm móng tay có nhiều khả năng xảy ra khi các dụng cụ làm móng không được làm sạch kỹ lưỡng. Khi móng bị nhiễm nấm, móng chuyển sang màu vàng và móng có thể bị bong ra, gây sưng, nhức và đau. Nếu tình trạng nghiêm trọng, cơ thể mẹ bầu sẽ bị sốt, ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong trường hợp này, bạn có thể phải dùng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.
Nhiễm Virus
Móng tay bị nhiễm virus là tình trạng vùng mụn cóc hoặc vết chai phát triển trên vùng da xung quanh móng. Tình trạng này có thể lan sang các vùng da khác, khiến tay bạn cũng bị chai và hình thành các mô xơ. Bạn sẽ cần dùng thuốc bôi hoặc tiểu phẫu để loại bỏ mụn cóc và vết da chai.
5Các sản phẩm sơn móng phù hợp cho mẹ bầu
Để đáp ứng nhu cầu sơn móng tay của mẹ bầu và xóa bỏ những thắc mắc về việc liệu bà bầu có được sơn móng tay không thì hiện nay, nhiều thương hiệu đã tung ra thị trường những sản phẩm sơn móng không chứa chất gây hại, lành tính, có các dưỡng chất nuôi dưỡng móng. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, bạn có thể yêu cầu các cơ sở làm nail sử dụng các sản phẩm an toàn cho phụ nữ mang bầu. Nếu không, bạn cũng có thể mua các sản phẩm tốt cho bà bầu và mang đến tiệm để làm.
Một số thương hiệu phổ biến cung cấp các sản phẩm sơn móng tay an toàn bao gồm:
- Thương hiệu The Face Shop của Hàn Quốc
- Innisfree Real Color Nail
- Nail Vita Skinfood
- Nature Repoblic Color
- Missha The Style Lucid Nail Polish
- OPI Infinite Shine 2
Một số lưu ý mẹ bầu cần biết khi sơn móng tay
Vì phụ nữ mang thai không thường xuyên phải sơn móng tay nên không phải tiếp xúc với nhiều hóa chất. Tuy nhiên nếu bà bầu có nhu cầu sơn móng tay thì cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên sơn gel. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại sơn truyền thống có chứa các thành phần an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Không nên để thuốc tẩy, nước tẩy sơn móng tay dính vào da tay.
- Nếu bạn cần xử lý móng tay dưới tia UV, hãy bôi kem chống nắng lên ngón tay và vùng da xung quanh để tránh bị kích ứng.
- Không nên làm móng tay khi có vết thương hở trên tay.
- Trong trường hợp sơn móng tay cũ đang được tẩy sạch, hãy yêu cầu nhân viên ngâm móng tay trong axeton trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Trước khi sử dụng dịch vụ làm nail, hãy chắc chắn rằng các dụng cụ đã được vệ sinh và khử trùng. Đừng e ngại hỏi nhân viên về quy trình vệ sinh. Nếu chỉ vệ sinh qua loa, bạn nên tránh xa salon đó và chọn nơi tiệt trùng bằng cách luộc, hấp hoặc dùng máy tiệt trùng chuyên dụng.
- Ngồi gần quạt, cửa sổ khi sơn móng tay để có thể hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi sinh vật, đồng thời giúp mùi sơn móng tay và các chất tẩy rửa bay đi nơi khác.
- Nếu đã sơn móng, bà bầu nên sử dụng bao tay khi thực hiện các món trộn, cuốn
- Lựa chọn các loại sơn móng tay có thành phần an toàn và chiết xuất từ thiên nhiên.
- Nếu được thì hãy mang khẩu trang khi thực hiện sơn móng.