Quận 11 hiện là một trong những khu vực trung tâm của thành phố về thương mại, giao dịch, vui chơi, du lịch và được đông đảo người dân biết đến. Đồng thời đây cũng là nơi có tốc độ phát triển rất đáng để kì vọng. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng Top10tphcm tìm hiểu và khám phá tất tần tật về Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức đa dạng về Quận 11 nhé!
Lịch sử hình thành và phát triển của Quận 11
Quận 11 được thành lập chính thức vào ngày 1/7/1969 với nhiều địa điểm nổi tiếng như: chùa Giác Viên, khu du lịch Đầm Sen, khu liên hợp thể thao Phú Thọ, chùa Phụng Sơn,… cùng nhiều công trình vui chơi, giải trí hấp dẫn khác.
Diện tích của Quận 11 hiện là 5,14 km², dân số năm 2019 đạt 209.867 người, mật độ dân số 40.830 người/km².
Quận 11 thuộc nội thành TPHCM và tiếp giáp với các quận sau:
- Phía đông giáp với Quận 10, ranh giới là đường Lý Thường Kiệt
- Phía tây giáp với quận Tân Phú
- Phía nam giáp với Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ và Nguyễn Chí Thanh) và Quận 6 (với ranh giới là các tuyến đường Tân Hóa và Hồng Bàng)
- Phía bắc giáp với quận Tân Bình (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Âu Cơ và Thiên Phước) và quận Tân Phú.
Giao thông Quận 11
Quận 11 nằm ở phía nam khu vực nội thành của TP. Hồ Chí Minh và nằm dọc theo Quốc lộ 1A. Quận 11 hiện là ngõ giao thông khá quan trọng nối liền thành phố với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Quy hoạch giao thông Quận 11 được xác định tại quyết định 6707/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Quận 11 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5000. Quyết định này đã được UBND TPHCM phê duyệt vào ngày 29/12/2012 và có giá trị cho tới khi có quy hoạch mới được lập, được phê duyệt. Quy hoạch giao thông tại Quận 11 cũng được thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian của TP.HCM đến năm 2025.
Theo quyết định 6707 thì quy hoạch giao thông tại Quận 11 cụ thể như sau:
Hệ thống giao thông đối ngoại:
+ Đường trên cao số 2: Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tuyến đường trên cao số 2 được kết nối từ đường trên cao số 1 đến đường Vành đai 2 (Quốc lộ 1A), hướng tuyến thực hiện theo hướng tuyến điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 906/TTg-KTN ngày 02/6/2010, riêng về quy mô mặt cắt ngang và các điểm kết nối với hệ thống giao thông đường bộ dưới mặt đất của dự án sẽ được xác định cụ thể khi dự án được triển khai, thực hiện theo quy định.
+ Đường 3 tháng 2 đoạn đi qua địa phận Quận 11 có lộ giới từ 30 – 35m là đường trục chính đô thị, đảm bảo cân bằng không gian đô thị, chức năng giao thông và kết nối mạng lưới giao thông liên khu vực.
+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: đường Lý Thường Kiệt (lộ giới từ 30m – 35m), đường Hồng Bàng (lộ giới 40m), đảm bảo cân bằng không gian đô thị, chức năng giao thông, gắn kết với các khu vực đô thị tại TPHCM.
Hệ thống giao thông đối nội:
+ Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện nâng cấp, cải tạo và mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo khai thác chức năng giao thông hiệu quả tối đa và đạt chỉ tiêu mật độ giao thông, tỷ lệ đất dành cho giao thông theo quy định.
+ Đối các đường dự phóng: thực hiện quản lý nghiêm ngặt, tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông tại khu vực, đảm bảo khai thác giao thông một cách hiệu quả.
Hệ thống giao thông công cộng:
+ Hệ thống xe buýt phục vụ cho nhu cầu giao thông công cộng từ 45 ÷ 50% và tổ chức mạng lưới xe buýt phủ kín trên khắp mạng lưới giao thông tại khu vực.
+ Đường sắt đô thị: Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 và Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, các tuyến đường sắt đô thị chạy qua địa phận của Quận 11 bao gồm: tuyến đường sắt đô thị số 5 đi trong hành lang lộ giới đường Lý Thường Kiệt, tuyến đường sắt đô thị số 3a đi trong hành lang lộ giới đường Hồng Bàng, tuyến đường sắt đô thị số 6 đi trong hành lang lộ giới đường Tân Hóa kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a.
Hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu giao thông:
+ Trên cơ sở Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch bến bãi trên địa phận Quận 11 chiếm 4,16 ha dự kiến được xác định và phân phổ như sau: Bãi đậu xe buýt quy mô 0,16 ha tại khu vực công viên văn hóa Đầm Sen; Bãi đậu xe ô tô quy mô 1,0 ha tại khu vực Trường đua Phú Thọ; Bãi Hậu Cần số 4 quy mô 3,0 ha tại khu vực đường Tống Văn Trân.
+ Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu các giải pháp tổ chức giao thông khác mức giữa đường các tuyến đường Hồng Bàng, Ba Tháng Hai, đường Lý Thường Kiệt và đường Lê Đại Hành, đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả chức năng giao thông đô thị của đô thị.
3Bản đồ Quận 11 - Quận 11 có bao nhiêu phường?
Quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng 16 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.
4Chi tiết bản đồ quy hoạch Quận 11
Phạm vi lập quy hoạch Quận 11 Sài Gòn trong giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Quận 11 có diện tích 5,14 km², gồm 16 phường, và có ranh giới địa lý như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp với quận Tân Bình (tại nút giao Lê Đại Hành bởi cánh cung Nguyễn Thị Nhỏ – Âu Cơ)
- Phía Nam tiếp giáp Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ và Nguyễn Chí Thanh) và Quận 6 (với ranh giới là các tuyến đường Tân Hóa và Hồng Bàng)
- Phía Đông tiếp giáp Quận 11, ranh giới là đường Lý Thường Kiệt
- Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp quận Tân Phú
1/Tính chất, chức năng quy hoạch:
Cơ cấu kinh tế: định hướng chuyển dịch cơ cầu kinh tế – xã hội sang chức năng dịch vụ – thương mại, du lịch – văn hóa – thể dục thể thao – giải trí của thành phố.
Tính chất, chức năng: Quận 11 hiện là quận nội thành của TPHCM, bao gồm các khu chức năng chính sau:
- Khu dân cư đô thị.
- Khu dịch vụ thương mại.
- Khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa.
2/Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng:
Các khu, cụm công nghiệp:
- Tiếp tục di dời các xí nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm, kho tàng ra các khu – cụm công nghiệp tập trung và chuyển đổi sang chức năng dân dụng như công trình thương mại, công trình công cộng, công viên cây xanh, dịch vụ hỗn hợp,…
- Duy trì phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp không ô nhiễm.
Hệ thống trung tâm và công trình công cộng:
- Đảm bảo đầy đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, quy mô phục vụ, cấp phục vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở, đảm bảo vị trí phục vụ và bán kính phục vụ phù hợp với chức năng. Đồng thời kết hợp với các mảng hoa viên, sân chơi thể dục, thể thao tạo nên những khoảng không gian mở cho từng khu vực.
- Công trình công cộng tại các khu vực, các phường, gồm các công trình công cộng mang tính thường xuyên như thương mại dịch vụ, công trình hành chính cấp phường, chợ, trạm y tế, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường mầm non.
- Trung tâm hành chính quận nằm ở vị trí trung tâm của quận (trên đường Bình Thới).
- Trung tâm thương mại – dịch vụ được bố trí tại khu vực Trường đua Phú Thọ (đường Lê Đại Hành, đường Ba Tháng Hai, đường Lãnh Binh Thăng) và dọc theo đường đường Ba Tháng Hai, đường Hòa Bình.
- Trung tâm văn hoá – du lịch – giải trí bố trí dọc trục đường Lãnh Binh Thăng nằm ở phường 8, phường 11 và tại khu vực Công viên văn hóa Đầm Sen – phường 3.
- Khu thể dục thể thao Phú Thọ – Phường 15 được xây dựng thành khu liên hợp thể dục thể thao – công trình công cộng – công viên cây xanh.
Các khu dân cư: toàn Quận 11 hiện được phân thành 6 cụm dân cư như sau:
a) Cụm 1: Phường 1, Phường 3, Phường 10.
- Diện tích: 131,26 ha.
- Vị trí phía Đông giới hạn bởi đường Phú Thọ và đường Minh Phụng; phía Nam giới hạn bởi đường Hồng Bàng, đường Bình Thới, đường Hàn Hải Nguyên; phía Tây giới hạn bởi Tân Hóa; phía Bắc giới hạn bởi đường Hòa Bình và đường Ông Ích Khiêm.
- Chức năng: Trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ của quận, khu công viên văn hóa cấp thành phố và khu dân cư hiện hữu.
b) Cụm 2: Phường 2, Phường 16.
- Diện tích: 50,33 ha.
- Vị trí phía Đông giới hạn bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ; phía Nam giới hạn bởi đường Hồng Bàng; phía Tây giới hạn bởi đường Phú Thọ; phía Bắc giới hạn bởi đường Ba Tháng Hai và đường Hàn Hải Nguyên.
- Chức năng: Khu dân cư hiện hữu.
c) Cụm 3: Phường 4, Phường 6, Phường 7, Phường 12.
- Diện tích: 130,85 ha.
- Vị trí phía Đông giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt; phía Nam giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh; phía Tây giới hạn bởi đường Lê Đại Hành, đường Nguyễn Thị Nhỏ, đường Ba Tháng Hai; phía Bắc giới hạn bởi đường Thiên Phước.
- Chức năng: khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang, khu Trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố.
d) Cụm 4: Phường 5 và Phường 14.
- Diện tích: 98,04 ha
- Vị trí phía Đông giới hạn bởi đường Bình Thới; phía Nam giới hạn bởi đường Hòa Bình – đường Ông Ích Khiêm; phía Tây Bắc giới hạn bởi đường Trịnh Đình Trọng; phía Đông Bắc giới hạn bởi đường Âu Cơ.
- Chức năng: Khu dân cư hiện hữu xây dựng mới kết hợp với cải tạo.
e) Cụm 5: Phường 8, Phường 12 và Phường 13.
- Diện tích: 64,55 ha.
- Vị trí phía Đông giới hạn bởi đường Lê Đại Hành; phía Nam giới hạn bởi đường Hàn Hải Nguyên và đường Ba Tháng Hai; phía Tây giới hạn bởi đường Thái Phiên; phía Bắc giới hạn bởi đường Lãnh Binh Thăng.
- Chức năng: Khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang.
f) Cụm 6: Phường 9 và Phường 11.
- Diện tích: 38,91 ha
- Vị trí phía đông giới hạn bởi đường Lò Siêu và đường Thái Phiên; phía Nam giới hạn bởi đường Hàn Hải Nguyên và đường Lãnh Binh Thăng; phía Tây giới hạn bởi đường Minh Phụng; phía Bắc giới hạn bởi đường Bình Thới.
- Chức năng: khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang.
- Là khu dân cư hiện hữu, giải pháp chính là cải tạo chỉnh trang, từng bước nâng cao điều kiện sinh sống và sinh hoạt của khu dân cư, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông. Mở rộng và cải tạo các công trình công cộng, trồng xen cây xanh trong cụm dân cư.
Công viên cây xanh:
- Nâng cấp công viên văn hóa Đầm Sen thuộc Phường 3.
- Khai thác thêm quỹ đất trong khu vực Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ làm công viên cây xanh (quy mô cụ thể sẽ được xác định ngay sau khi quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu TDTT Phú Thọ chính thức được phê duyệt).
- Tập trung khai thác các mảng xanh trên các dự án chỉnh trang đô thị.
- Mở rộng và hoàn thiện khu di tích Chùa Gò (phường 2) và Đồn Cây Mai (phường 16).
- Trong các khu ở, thực hiện chỉnh trang cải tạo kết hợp xây dựng mới chú trọng bố trí nhiều cây xanh, vườn hoa nhỏ, thảm cỏ.
Công trình tôn giáo tín ngưỡng: bảo vệ, duy trì và tôn tạo các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh và phát triển các nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của người dân. Diện tích đến năm 2030 đạt 7,64 ha.
Đất quân sự: hiện chỉ còn một phần đất quân sự tại các khu di tích Đồn Cây Mai (phường 16) với diện tích khoảng 0,98 ha.
5Ủy ban nhân dân Quận 11
Từ ngày 01/07/1969, Quận 11 chính thức có mặt trên bản đồ Sài Gòn-Gia Định theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ. Ban đầu Quận 11 bao gồm 4 phường, được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Cầu Tre, Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), phường Bình Thới, phường Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ). Sau đó lập thêm 2 phường là Phú Thạnh và Bình Thạnh. Sau ngày giải phóng 30/4/1975, Quận 11 được giữ nguyên với 6 phường, 47 khóm.
Đến ngày 01/06/1976, Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh được phân chia lại thành 21 phường. Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có tất cả 16 phường. Tính đến ngày 01/4/2019, Quận 11 có tổng dân số là 209.867 người (tỷ lệ nam chiếm 47,12%); dân tộc khác là 76.963 người (chiếm 36,67%); mật độ dân số trung bình khoảng 40.830 người/km2.
Thời gian làm việc của UBND Quận 11 như sau:
– Buổi sáng từ 7h30p đến 11h30p
– Buổi chiều từ 13h đến 17h
Buổi sáng Thứ 7: Thời gian làm việc từ 7h30 – 11h30. Vì lượng hồ sơ cần giải quyết khá lớn, vậy nên bạn nên đến trước 10g sáng để đảm bảo công việc được hoàn thành suôn sẻ.
Nắm bắt khung giờ làm việc này sẽ giúp bạn đọc có thể dễ dàng đi làm các thủ tục cần thiết. Vì nằm ở trung tâm quận nên UBND thường rất đông người đến để làm hồ sơ. Vì vậy, việc hồ sơ bị quá tải là chuyện bình thường.
Liên hệ UBND Quận 11 để làm gì?
Tùy theo mục đích và nhu cầu mà người dân có thể liên hệ với Ủy ban nhân dân Quận 11 để thực hiện các công việc như:
+ Liên hệ với phòng quản lý đô thị và phòng tài nguyên môi trường để: xem đất đó có thuộc dự án nào, quy hoạch đất đai, có bị tranh chấp hay không, các vấn đề về sổ hồng, sổ đỏ, xem đất đó có phải dự án treo hay không,….Nói chung là liên quan tới tranh chấp, công tác đất đai, chủ quyền đất. Bên cạnh đó, 2 phòng ban này còn thực hiện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, đo đạc đất đai.
+ Liên hệ với phòng tư pháp để chứng thực mua bán đất, chứng sao y hoặc các vấn đề như chứng từ, khai sinh, kết hôn,…
+ Liên hệ với phòng lao đông thương binh xã hội Quận 11 để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động. Chẳng hạn như tiền lương, cấp giấy phép lao động,…
- Cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
- Cấp lại giấy phép xây dựng
- Gia hạn giấy phép xây dựng
- Điều chỉnh giấy phép xây dựng
- Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo công trình, sửa chữa công trình
- Cấp giấy phép xây dựng mới công trình (công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình tín ngưỡng; công trình quảng cáo)
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho các công trình (các công trình không theo tuyến còn lại không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố)
- Cấp giấy phép xây dựng đối cho các trường hợp di dời
- Cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn đối với các nhà ở riêng lẻ
- Cấp phép xây dung nhà ở riêng lẻ theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tại bốn tuyến đường 41, 45, 43, 47 Phường Tân Quy, KDC Tân Mỹ Phường Tân Phú, Khu cư xá Ngân hàng Phường Tân Thuận Tây
- Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời nhà ở riêng lẻ
- Cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa
- Cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây mới: công trình theo tuyến trong đô thị; công trình không theo tuyến; công trình quảng cáo và công trình trạm thu phát sóng thông tin di động (trạm BTS), công trình tín ngưỡng.
Các thành tựu đạt được của Ủy ban nhân dân Quận 11
Năm 2021, với sự nỗ lực trong công tác điều hành chỉ đạo, lãnh đạo Quận 11 đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để thực hiện các chỉ tiêu phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội… trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Kết quả, Quận 11 cơ bản hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra. Song song đó, những khó khăn tồn tại đòi hỏi Quận 11 phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ chủ chốt trong năm 2022.
Quận 11 đưa ra tất cả 13 chỉ tiêu phát triển trong năm 2022. Theo đó, hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước là 1.071 tỉ đồng; tăng từ 4% giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp; giới thiệu/giải quyết vấn đề việc làm cho 12.000 lao động; duy trì 100% trạm y tế phường có 2 bác sĩ và có 21 bác sĩ/10.000 dân; tỉ lệ người dân hài lòng đạt từ 95% trở lên, phấn đấu duy trì cấp độ dịch không cao hơn cấp độ của thành phố,…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đánh giá cao các nỗ lực của Quận 11 cùng các địa phương đã góp phần quan trọng trong việc giữ cho thành phố trở lại trạng thái bình thường. Trong điều kiện dịch bệnh diễn ra phức tạp, Quận 11 đã hoàn toàn tốt các nhiệm vụ của mình, tích cực triển khai các giải pháp trước/trong/sau dịch để vực dậy các hoạt động kinh tế, xã hội tại Quận 11.
Trong năm 2022, tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến khó lường, dù chủ trương thực hiện là sống chung và chấp nhận sự tồn tại của Covid-19, nhưng nếu như không có những giải pháp cụ thể để kiểm soát dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát là rất lớn.
Đồng chí Võ Văn Hoan nhấn mạnh rằng: “Chúng ta xác định năm 2022 sẽ là năm hồi phục kinh tế, lấy lại đà phát triển kinh tế, nhịp độ phát triển kinh tế của thành phố bằng năm 2020”. Đồng chí cho biết đây là việc không hề đơn giản mà cần phải cố gắng nỗ lực rất lớn, hồi phục kinh tế là cần phải hồi phục đồng bộ các nhu cầu, các lĩnh vực khác nhau. Giai đoạn 2 (giai đoạn 2023-2025), thành phố sẽ phát triển, tăng tốc, giữ phong độ, đẩy nhanh hơn các giải pháp, nhiệm vụ, hoàn thành chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành Phố đã đề ra.
Đồng chí Võ Văn Hoan đề nghị Quận 11 cần phải xem công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ thường xuyên, thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp phòng chống dịch, không lơ là và chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh. Cần xem xét cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng chí Võ Văn Hoan lưu ý rằng Quận 11 cần tập trung phòng chống dịch trong cơ sở y tế, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ công cộng và nơi đông người… Đồng thời, vận dụng các kinh nghiệm chống dịch, 5K, tăng cường vaccine,… Đặc biệt là tăng cường các công tác giám sát,kiểm tra việc thực hiện bộ các tiêu chí an toàn trong việc phòng chống dịch. Ngoài ra cũng cần chọn các doanh nghiệp đông công nhân, khu nhà trọ để kiểm tra, tuyên truyền. Duy trì các mô hình phòng chống dịch mang lại hiệu quả cao.
Về việc xây dựng chính quyền đô thị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị cần phải nghiên cứu xây dựng cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ Quốc và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu chính quyền địa phương khi không còn Hội Đồng Nhân Dân nữa. Để rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề, công việc cho dân, đồng chí Võ Văn Hoan đề nghị Quận 11 làm rõ trách nhiệm từng cán bộ, từng khâu, từng người đứng đầu. Nghiên cứu đánh giá cán bộ công chức theo các sản phẩm công việc đầu ra. Trong công tác cải cách hành chính, cần phải nâng cao chất lượng, hỗ trợ đồng hành cùng các doanh nghiệp; với mục tiêu quan trọng nhất và khắc phục cho bằng được những yếu kém, tồn tại trong giải quyết hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND Quận 11 – Nguyễn Trần Bình đã tiếp thu và gửi lời cảm ơn các ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan và cho biết Quận 11 sẽ điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Đối với các lĩnh vực cần sự phối hợp với lãnh đạo sở, ban ngành thì sẽ tiếp tục cùng tháo gỡ vướng mắc, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm mà Quận đã đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, tinh gọn thủ tục, lấy sự hài lòng của nhân dân là thước đo trong việc thực hiện công vụ của cán bộ công chức.
7Cơ quan công an Quận 11
Trụ sở Công an Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nằm tại địa chỉ: Số 272 đường Bình Thới, phường 10, Quận 11, TPHCM.
Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân tại Công an Quận 11 làm việc trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ Tết, nghỉ Lễ. Người dân có thể liên hệ làm việc trong các khung giờ như sau:
- Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 – 11h30
- Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 – 17h.
Bên cạnh đó, Công an Quận 11 luôn bố trí đội ngũ Chiến sĩ trực ban, Cán bộ trực ban 24/24 để đảm bảo có thể hỗ trợ kịp thời cho các cơ quan, tổ chức và người dân khi có các vấn đề phát sinh.
Nhiệm vụ, chức năng của Cơ quan Công an Quận 11 – Thành phố Hồ Chí Minh:
Công an Quận 11 là cơ quan chuyên trách, đảm bảo trật tự an ninh và giải quyết các vấn đề phát sinh khác xảy ra trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng và nhiệm vụ của Công an Quận 11 được thể hiện cụ thể như sau:
- Tham mưu cho Quận ủy – UBND Quận 11 về công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ an ninh quốc gia và đấu tranh phòng chống hoạt động, âm mưu của các thế lực thù địch, các vi phạm pháp luật và các loại tội phạm;
- Nắm rõ tình hình an toàn xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn Quận 11, tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, xử lý và giải quyết các hành vi trái pháp luật, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến an ninh – an toàn trên địa bàn;
- Đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND cùng cấp và các cơ quan Công an về chủ trương, biện pháp, kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn xã hội, trật tự xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, biện pháp, kế hoạch đó;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tình trạng cư trú, chứng minh nhân dân cùng các giấy tờ đi lại khác; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, quản lý về an ninh, bảo vệ môi trường, quản lý trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn quận theo phân cấp và các hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an;
- Phối hợp với các đoàn thể, ban ngành duy trì và củng cố phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh khu vực.