Bảng giá cước tàu biển cập nhật mới nhất

5/5 - (100 bình chọn)
Bảng giá cước tàu biển mới nhất năm 2022

Bảng giá cước tàu biển, bạn đã biết chưa. Một trong những vấn đề chính mà nhiều công ty xuất nhập khẩu gặp phải hiện nay là bảng kê chi phí vận chuyển đường biển. Vận tải đường biển khá phổ biến và chiếm tỷ trọng đáng kể trong các phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá cước vận tải biển cơ bản trong bài viết sau đây của Top10tphcm.

Nhưng nên nhớ rằng đây chỉ là bảng giá cước hàng hải tiêu chuẩn với một vài đơn vị nên chỉ mang tính chất gần đúng. Tuy nhiên, để cân đối ngân sách hợp lý, bạn có thể tham khảo chi phí vận chuyển trung bình của thị trường.

Cước đường biển là gì?

Trong nội dung đầu tiên này, Top10tphcm chia sẻ sơ qua cho bạn biết về cước đường biển là gì trước khi đi vào bảng giá cước tàu biển?

Cước đường biển được biết đến chính là những khoản cần phải thanh toán khi sản phẩm được vận chuyển bằng tàu biển từ người bán đến người mua. Cước phí được tính toán dựa trên thể tích của các mặt hàng CMB(cubic meter) hoặc trên mỗi container. Bảng giá cước vận chuyển đường biển sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy định của các hãng tàu và tuyến đường.

Cước đường biển là gì?| Nguồn: Internet
Cước đường biển là gì?| Nguồn: Internet

Cước vận chuyển đường biển, ai sẽ là người chi trả?

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoại thương được quy định trong quy tắc thương mại quốc tế – Theo Incoterm. Có những quy định về cách thức thanh toán cho nhiều hình thức vận chuyển hàng hóa cũng như nhiều loại mặt hàng khác nhau. Đó là, sẽ có một số cước vận tải đường biển sẽ được người mua thanh toán và người bán sẽ trả nhưng khoản chi phí còn lại phụ thuộc vào hợp đồng thỏa thuận giữa các bên với nhau.

Cước vận chuyển đường biển cụ thể như sau:

Nếu các bên đồng ý tiến hành hoạt động mua bán theo điều khoản EXW(Giao hàng tại xưởng), FOB(Giao trên tàu), FAS(Giao dọc mạn tàu), hoặc FCA(Giao cho người vận chuyển) thì người mua sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cước phí đường biển

Nếu hai bên đồng ý mua bán theo các điều kiện CIP (đến nơi quy định), CIF( Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí), CPT (Cước trả tới điểm đến), CFR (Tiền hàng cộng cước hoặc giá thành và cước), DAT/DAP( Giao tại nơi đến), DDP (Giao hàng đã nộp thuế). Hoặc các điều khoản khác như DES, DDU, DEQ, DAF thì người bán hàng sẽ chịu trách nhiệm chi trả cước phí vận tải đường biển.

Cước vận chuyển đường biển, ai sẽ là người chi trả?| Nguồn: Internet
Cước vận chuyển đường biển, ai sẽ là người chi trả?| Nguồn: Internet

Bảng giá cước tàu biển sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào?

Phải nói rằng, bảng giá cước vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển không phải lúc nào cũng giống nhau hoặc nhất quán do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, sự biến động sẽ nằm trong một biên độ nhất định, có thể lớn hơn một chút hoặc thấp hơn một chút so với tiêu chuẩn. Các yếu tố sau đây có thể có tác động đến bảng giá cước vận chuyển hàng hải:

  • Khối lượng hàng hóa nặng hay nhẹ
  • Hàng hóa có kích thước cân đối gọn gàng hoặc cồng kềnh và siêu trường siêu trọng
  • Thời gian vận chuyển vào các mùa hàng hóa thời vụ, mua cao điểm, mùa thấp điểm, các mặt hàng mua trong dịp Tết, v.v
  • Điều khoản giao nhận sản phẩm door to door, CY-CY (Container Yard), CY – door
  • Tính chất của từng loại hàng hóa như thế nào? Bạn có thể hiểu đơn giản là tính chất các loại hàng gồm có các loại hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng đông lạnh, hàng hóa chất, hàng có mùi, hàng dễ vỡ, hàng yêu cầu điều kiện bảo quản, chất xếp và vận chuyển đặc biệt,…
  • Tần suất vận tải hàng hóa. Mức giá sẽ được tốt hơn nếu hàng được vận chuyển thường xuyên
  • Các loại container bao gồm các loại container tiêu chuẩn, 20 feet, 40 feet, cao, one top, Flat Rack, và các loại container đặc biệt, container lạnh
Bảng giá cước tàu biển sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào?| Nguồn: Internet
Bảng giá cước tàu biển sẽ bị tác động bởi các yếu tố nào?| Nguồn: Internet

Giá cước tàu biển nội địa và quốc tế

Có hai loại giá vận chuyển hàng hải trong bài viết này. Thứ nhất là vận tải tàu biển quốc tế từ Việt Nam đến các nước(chủ yếu là hàng lẻ và hàng container), thứ hai là hàng hóa vận chuyển hàng hóa qua đường biển nội địa.

1. Bảng giá cước tàu biển các tuyến quốc tế xuất phát từ TP.HCM đối với hàng lẻ

Quốc Gia

Port/Cfs

Rate (Usd/ Cbm)

Tần Suất

Australia (Úc)

Sydney

Refund 18

Mon

Melbourne

Refund 18

Mon

China (Trung Quốc)

Shanghai

Refund 80

Sun

Taiwan (Đài Loan)

Keelung

Free

Tue, Sat

Kaohsiung

Free

Sat

Taichung

Free

Sat

Hongkong (Hồng Kông)

Hongkong

Refund 40

Sun,Wed

Korea (Hàn Quốc)

Busan

Refund 55

Wed, Sat

Inchon

Refund 30

Tue, Fri

Japan (Nhật Bản)

Tokyo

Refund 25

Wed, Sun

Yokohama

Refund 25

Wed, Sun

Osaka

Refund 25

Thu, Sun

Kobe

Refund 25

Thu, Sun

Nagoya

Refund 25

Sun

Malaysia (Mã Lai)

Port K’lang

Refund 20

Mon

Indonesia

Surabaya

Refund 55

Fri, Mon

Jakarta

Refund 120

Mon

Philippines (Philippin)

Manila

Refund 70

Thu

Thailand (Thái Lan)

Bangkok

Refund 17

Sun

Myanmar

Yangon

Refund 15

Mon

Singapore

Singapore

Refund 70

Fri, Mon

Middle East (Vùng Trung Đông)

Dubai

Free

Mon

France (Pháp)

Le Havre

Refund 55

Fri, Mon

Germany (Đức)

Hamburg

Free

Mon

Uk (Anh)

Southampton

Refund 10

Fri, Mon

Felixstowe

Refund 10

Fri, Mon

Belgium (Bỉ)

Antwerp

Refund 30

Mon

Canada

Montreal

75

Thu

Toronto

75

Thu

Vancouver

66

Thu

Netherlands (Hà Lan)

Rotterdam

Refund 45

Mon

Us (Mỹ)

Los Angeles

10

Thu

New York

15

Thu

2. Bảng giá cước tàu biển các tuyến quốc tế xuất phát từ TP.HCM đối với hàng container

Quốc gia

Từ TP.HCM tới cảng tại

Giá cước (USD)

Thời gian đi từ TP,HCM

20’DC

40’DC

40’HQ

Netherland (Hà Lan)

Rotterdam

950

1850

1850

25‐27

Belgium (Bỉ)

Antwerp

950

1850

1850

25‐27

Germany (Đức)

Hamburg

950

1850

1850

25‐27

Thailand (Thái Lan)

Bangkok

40

80

80

3

Laem Chabang

40

80

80

3

Indonesia

Jakarta

90

180

180

4

Surabaya

330

520

520

9

Singapore

Singapore

0

0

0

2

Sri Lanka

Colombo

650

1200

1200

17

Malaysia (Mã Lai)

Port Klang

40

80

80

7

Pasir Gudang

70

140

140

7

Penang

70

140

140

7

Cambodia (Campuchia)

Phnom Penh

70

140

140

2

Hong Kong (Hồng Kông)

Hongkong

40

80

80

3

Taiwan (Đài Loan)

Kaohsiung

50

100

100

5

China (Trung Quốc)

Shanghai

70

140

140

7

Qingdao

70

140

140

5

India (Ấn Độ)

Chennai

350

700

700

15

Nhavasheva

350

700

700

17

Korea (Hàn Quốc)

Pusan

60

120

120

7

Incheon

180

360

360

9

Japan (Nhật Bản)

Yokohama

50

100

100

9

Tokyo

50

100

100

9

Myanmar

Yangon

700

1100

1100

12-13

Bangladesh

Chittagong

700

1300

1350

20

3. Bảng giá cước vận tải đường biển nội địa

Sản phẩm được vận chuyển giữa các cảng ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Hãng vận chuyển và số lượng hay loại container mà bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến phí chi trả giống như các loại cước phí khác. Hiện nay, bảng giá cước tàu biển nội địa có những hình thức phổ biến, bao gồm:

  • Giá cước các loại FAK(Viết tắt của Freight all kinds Rate): Đối với hình thức cước này, các đơn vị vận chuyển sẽ tổng hợp các mặt hàng cần chuyển lại. Sau đó, chia đều các mặt hàng rồi tính tiền cước cho người thuê vận chuyển
  • Tính phí theo mặt hàng: Đây là một cách tiếp cận điển hình khác để xác định cước phí vận chuyển đường biển. Những nhà vận chuyển có khối lượng sản phẩm lớn sẽ phù hợp hơn từ cách thanh toán này
  • Vận chuyển hàng lẻ: Giá thường sẽ khá đắt do các đơn vị vận chuyển phụ thuộc vào kích thước sản phẩm và chi phí bến bãi để ước tính

Sau đây là bảng giá cước tàu biển nội địa của Việt Nam

Cảng đi (POL – Port Of Loading)

Cảng đến (POD – Port of Discharge)

20’DC (VND)

40’DC (VND)

TRANSIT TIME (DAYS)

HCM

Hải Phòng

3.500.000

6.500.000

3

HCM

Đà Nẵng

3.700.000

6.700.000

2

HCM

Quy Nhơn

4.500.000

9.800.000

2

HCM

Cửa Lò

5.200.000

9.500.000

4-5

HPH (Hải Phòng)

HCM

5.800.000

6.000.000

3

HPH (Hải Phòng)

ĐÀ NẴNG

5.200.000

5.700.000

2

DAD  (Đà Nẵng)

HCM

3.300.000

3.800.000

2

CỬA LÒ

HCM

7.000.000

8.500.000

4-5

Phụ phí cước vận chuyển đường biển nội địa và quốc tế

Sẽ có thêm chi phí liên quan đến việc di chuyển và luân chuyển hàng hóa ngoài cước phí đường biển cơ bản đã liệt kê ở trên. Các khoản phí này đối với mỗi khách hàng sẽ thay đổi và không cố định vì mỗi mặt hàng có tính chất riêng biệt và mỗi doanh nghiệp vận chuyển có những quy ước khác nhau.

Hiện nay, việc tìm hiểu về nhiều hình thức phụ thu cước vận tải đường biển là vô cùng quan trọng. Điều bạn cần làm lúc này là hỏi kỹ công ty vận chuyển, cũng như thương lượng và thỏa thuận nghĩa vụ thanh toán giữa bên người mua hoặc người bán để tránh các trường hợp rủi ro không đáng xảy ra.

Khi vận chuyển bằng đường biển, các loại phụ phí sau đây là điển hình:

  • Phí BAF (viết tắt của Bunker Adjustment Factor): Đây là phụ phí do các hãng tàu quy định để cân bằng chi phi do phát sinh nhiên liệu
  • Phí COD: Phí này phát sinh khi khách hàng yêu cầu thay đổi điểm đến ngay lập tức
  • Phí DDC (viết tắt của Destination Delivery Payment): Khoản phí bổ sung này nhằm trang trải các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng từ tàu, chở khách và sắp xếp lại các container. Bạn cũng không nên lo lắng quá vì cảng đến thường sẽ đóng khoản phí này
  • Phí PCS (Viết tắt của Port Congestion Surcharge): Trong tình huống cảng có lượng tàu và hàng hóa cập bến nhiều dẫn đến tình trạng ùn tắc sẽ có khoản phí chi trả
  • Phí PSS(viết tắt của Peak Season Surcharge): Phí này thường phát sinh trong thời gian cao điểm, thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10. Điểm chung là thường các hàng ở nước ngoài, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh để phục vụ cho các ngày lễ lớn như Giáng sinh và Lễ tạ ơn ở các nước như Mỹ
  • Phí SCS (viết tắt của Suez Canal Premium): Nếu tàu chở hàng đi ngang qua Kênh Suez của Ai Cập, phụ phí này sẽ được cộng vào cước đường biển. Do Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á nên các hãng tàu từ Châu Mỹ, Châu Âu, … thường phải đi qua kênh đào này. Vì vậy, việc phụ thu khoản phí SCS được coi là phổ biến
  • Phí THC (viết tắt là Terminal Handling Charge): là chi phí liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng
  • Phí WRS (viết tắt của War Risk Surcharge): Một hình thức phí không phổ biến nhưng bạn nên biết. Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp vận tải biển sẽ yêu cầu trong trường hợp có những xung đột xảy ra với việc vận chuyển, chẳng hạn như chiến tranh. Người gửi hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khoản phí này, nếu có.
  • Phí EBS (Là viết tắt của Emergency Bunker Surcharge): Đây được coi là phụ phí xăng dầu. Nó thường xảy ra khi vận chuyển hàng hóa từ các quốc gia châu Á qua những quãng đường dài để bù đắp cho những thay đổi của giá xăng và dầu
Phụ phí cước vận chuyển đường biển nội địa và quốc tế| Nguồn: Internet
Phụ phí cước vận chuyển đường biển nội địa và quốc tế| Nguồn: Internet

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn về bảng giá cước tàu biển mới nhất năm 2022. Hy vọng những thông tin trên của Top10tphcm sẽ giúp bạn biết được các loại chi phi cần thanh toán khi lựa chọn được phương pháp vận chuyển bằng đường biển.

Lê Anh Tiến từng tham gia điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, giáo dục, vận tải, xây dựng, thẩm mỹ.. Ông thành lập Top10tphcm từ năm 2017 với mong muốn đưa những thông tin hữu ích nhất đến với bạn đọc.
Chia sẻ nếu thấy hữu ích