Nếu muốn thực hiện cách diệt mối sinh học hiệu quả, ngoài việc sở hữu những loại thuốc tốt, quy trình diễn ra tuần tự, khoa học, một công cụ không thể thiếu chính là hộp nhử mối. Bạn có thể mua hộp nhử mối ở cửa hàng hoặc cũng có thể tự làm cho mình những chiếc hộp như thế một cách đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả. Vậy bạn đã biết bí quyết tự tay làm được những chiếc hộp nhử đúng quy chuẩn, mang lại hiệu quả cao hay chưa? Hãy đọc bài viết sau để làm hộp nhử mối đúng cách nhé!
Quy định về vật dụng và kích thước của hộp nhử mối
Một hộp nhử mối phù hợp với tiêu chuẩn là khi nó thỏa mãn các thông số sau về kích thước: dài 28 cm, chiều cao và chiều rộng là 11cm (28*11*11). Hộp có dạng hình trụ chữ nhật khép kín.
Các vật dụng cần có để làm hộp nhử mối:
- Hộp, bìa carton (bạn có thể tận dụng bìa carton từ các thùng như thùng mỳ tôm, thùng bia… hoặc có thể ra các tiệm bán tạp hóa mua thùng bìa carton đã qua sử dụng)
- Băng keo dính
- Gỗ mềm
- 1 lọ thuốc PMC-90
Quy trình làm hộp nhử mối
- Về vỏ hộp, bạn hãy cắt bìa carton theo những kích thước chuẩn (28*11*11cm) rồi dùng băng keo dính để dính các đầu mối của tấm bìa lại với nhau sao cho thành hộp chắc chắn, tạo thành một khối hoàn chỉnh.
- Bên trong hộp, bạn sử dụng gỗ mềm, muốn hiệu quả mang lại triệt để nhất thì bạn nên lựa chọn gỗ thông, gỗ bồ hoặc gỗ trám. Nguồn dinh dưỡng yêu thích của mối chính là hàm lượng cenllulose từ gỗ, vì vậy mồi nhử tốt nhất là gỗ.
Ngoài ra, bạn cũng có nhiều sự lựa chọn khác như thanh gỗ mà người ta thường dùng để đóng các thùng hàng, thùng đựng hoa quả, hay pallet (thường là những cục gỗ bán dưới dạng củi đun). Tuy nhiên, chúng ta sẽ không để nguyên các thanh gỗ như vậy mà cần chẻ nhỏ chúng ra. Độ dày hợp lý là từ 0.5cm đến 1cm. Bạn có thể tẩm cách tẩm feromon lên các thanh gỗ mồi để tăng cường sự hấp dẫn với loài mối. - Bước cuối cùng là các bạn sẽ lấp đầy và khít hộp nhử mối bằng các thanh gỗ đã được chẻ. Sau khi xếp đầy các mảnh gỗ vào hộp nhử mối, chúng ta đậy nắp lại là hoàn chỉnh và làm tiếp hộp khác. Để thực hiện cách tự diệt mối tại nhà hiệu quả nhất, bạn đọc cần chuẩn bị từ 4 đến 5 hộp nhử mối như vậy với quy trình hoàn toàn tương tự.
Khả năng phát hiện mồi nhử
Sau khi mồi đã nhiều ở trong hộp nhử mối, bạn hãy phun thuốc PMC – 90 để nguyên vị trí một thời gian.
Cũng như nhiều loài côn trùng khác, mối có năng lực phát hiện nguồn thức ăn trong phạm vi khá xa. Tuy mắt của mối thợ bị thoái hoá, không nhìn được nhưng chúng lần theo những tín hiệu hoá học, các feromon để kiếm tìm nguồn sống. Các nhà khoa học đã đưa ra được 9 tín hiệu hoá học khác nhau, bao gồm tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi… Dựa trên những nghiên cứu này, thì bạn hoàn toàn có thể dụ mối thợ vào ăn tại hộp khi tẩm feromon lên thanh gỗ mồi.
Vị trí và thời gian đặt hộp nhử mối
- Vị trí đặt hộp: là những nơi có mối ăn lên, hay có nguy cơ dễ bị mối tấn công. Sau khi làm ướt hộp nhử mối, bạn bọc nilon kính bên ngoài để tạo môi trường ẩm ướt. Bạn cố định hộp nhử mối bằng dây thép và đinh cho thật chắc chắn, và trong quá trình đặt hộp, hạn chế tối đa việc tác động lực lên hộp.
- Thời gian đặt hộp: thông thường, thời gian đặt hộp nhử mối vào mùa hè từ 10 đến 20 ngày, còn mùa đông trong khoảng 15 đến 25 ngày. Làm thế nào để biết mối đã bị dẫn dụ hay chưa, số lượng có đủ không? Từ những biểu hiện có thể quan sát bằng mắt thường như đất đắp, độ ẩm, tiếng động, bạn sẽ xác định được lượng mối sập bẫy đã đủ chưa, có cần bổ sung hộp nhử mối hay không.