Hôi miệng là một trong những căn bệnh khó trị và khiến bạn mất tự tin. Tìm hiểu ngay 10 nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng để phòng tránh ngay bây giờ nhé!
Hơi thở có mùi hôi rất khó nhận ra. Căn bệnh này không chỉ liên quan đến vấn đề vệ sinh mà còn do nhiều tác nhân khác. Nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến chứng hôi miệng thì rất khó tìm ra phương pháp để điều trị tận gốc.
10 nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng bạn cần biết
Hiện nay, các bác sĩ phân loại hai nhóm nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm: hôi miệng tạm thời và các tác nhân liên quan đến bệnh lý.
Hơi thở có mùi vào buổi sáng
Sau một đêm ngon giấc, vùng miệng của bạn sẽ giảm tiết nước bọt, miệng bạn sẽ bị khô. Đây là nguyên nhân khiến hơi thở của chúng ta có nhiều mùi hôi vào buổi sáng.
2Ăn thức ăn có hành tỏi
Hành và tỏi là một trong những thực phẩm có chứa sulphur rất cao. Lượng sulphur này đi qua lớp lót của đường ruột, vào máu và giải phóng trực tiếp vào phổi, bốc hơi theo đường miệng ra ngoài. Nếu bạn ăn các loại thức ăn có chứa hành tỏi thì không thể tránh khỏi mùi hôi.
3Hôi miệng do hút thuốc lá, rượu, cà phê
Đây là những loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất làm khô miệng. Khi được phân huỷ trong miệng thì sẽ giải phóng ra chất có tên amino axit. Chất này chứa rất nhiều sulphur gây hôi miệng.
4Chế độ dinh dưỡng quá ít Carbohydrate
Nếu các bữa ăn hàng ngày của bạn không đủ lượng carbohydrate nạp vào cơ thể thì sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong quá trình trao đổi chất. Lúc này, gan sẽ phải phá vỡ chất béo để lấy năng lượng cho cơ thể nên khoang miệng rất dễ có mùi.
Đây là những nguyên nhân hôi miệng tạm thời có liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống. Bạn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách hạn chế hoặc vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn uống để loại bỏ việc hơi thở có mùi nhé!
5Hôi miệng do các bệnh liên quan đến răng miệng
Nhóm nguyên nhân này rất dễ gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện các vấn đề về răng miệng, bạn phải điều trị để loại bỏ nguyên nhân thì chứng hôi miệng sẽ khỏi.
Một số bệnh răng miệng phổ biến là viêm nha chu, nướu, viêm thân răng rất dễ gây hôi miệng. Ngoài ra, việc giảm tiết nước bọt khi tuổi càng cao, ảnh hưởng sử dụng thuốc xạ trị, hoá trị cũng gây hôi miệng.
Nếu bạn có dùng răng giả hoặc khí cụ thì sẽ rất dễ xuất hiện những mảnh vụn trên dụng cụ này, lâu dần khiến khoang miệng có mùi hôi.
Khi bạn gặp các vấn đề về răng hoặc các bệnh ở vùng miệng, bạn cần đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị. Khi điều trị dứt điểm thì không cần lo lắng về chứng hôi miệng của mình.
6Vệ sinh răng miệng kém
Sau khi ăn xong và trước lúc đi ngủ, bạn nên vệ sinh răng miệng thật kỹ. Đặc biệt là lúc ăn xong, các mảng bám thức ăn sẽ rất nhiều trong răng, nướu. Nếu không làm sạch thì sẽ gây hôi miệng. Các mảng bám này cũng tạo thành lớp vôi trên răng khiến tình trạng hơi thở có mùi thêm trầm trọng hơn.
Bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại sạch mảng bám và vi khuẩn nhé!
7Hôi miệng do sử dụng thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị căn bệnh nào đó và phải dùng thuốc thì có thể đây là nguyên nhân khiến miệng bạn có mùi. Một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng này gồm thuốc gây độc tế bào, amphetamine, dimethyl sulphoxide, disulfiram
8Do bệnh liên quan đến hô hấp
Các bệnh phổ biến như viêm mũi, viêm xoang, amidan…sẽ khiến hơi thở của bạn có nhiều mùi hôi. Để khắc phục bạn cần chữa trị tận gốc các căn bệnh này. Thông thường để điều trị các bệnh nhiễm trùng mũi họng như thế này cần kiên trì và áp dụng đúng phương pháp tại các cơ sở y tế.
9Các bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến hôi miệng
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn helicobacter pylori thì tất nhiên sẽ gây hôi miệng. Ngoài ra, các căn bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến thận, gan cũng rất dễ khiến miệng có mùi do phân huỷ mỡ trong cơ thể.
Khi bị các chứng bệnh này, hãy tích cực điều trị để sống khoẻ và tự tin hơn với hơi thở thơm mát nhé!
10Di truyền
Rất hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra đối với một số người. Người bị hôi miệng do di truyền chủ yếu là cơ thể bị rối loạn chuyển hoá. Vì không chuyển hoá được trimethylamine (chất có mùi tanh trong thực phẩm) nên các chất này tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan. Hơi thở sẽ có mùi thường xuyên mà rất khó khắc phục.
11Cách khắc phục hôi miệng
Bạn có thể thấy, các nguyên nhân gây hôi miệng rất dễ khắc phục. Trừ những bệnh lý và vấn đề di truyền thì chứng hôi miệng có thể khắc phục dễ dàng.
Trước tiên, hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, thay đổi bàn chải thường xuyên nhé! Bạn cũng nên kết hợp làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa để loại sạch các mảng bám trong kẽ răng.
Nếu bạn hay hút thuốc và bị khô miệng thì nên sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ các thức ăn, vi khuẩn tích tụ trên vùng lưỡi.
Mỗi ngày nên uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt, hạn chế những loại thức ăn có mùi tanh, đồ uống chứa cồn…
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng thì nên điều trị tại cơ sở y tế uy tín. Sau khi điều trị có kết quả thì vấn đề hôi miệng cũng sẽ được loại bỏ.
Chúc bạn luôn khoẻ mạnh!