Trước bối cảnh hội nhập và sự phát triển kinh tế nhanh chóng như hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế dường như không ngừng thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn còn thắc mà là học ngành Kinh tế quốc tế có dễ tìm việc làm hay không và sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể thực hiện những công việc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế, nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề này.
Kinh tế quốc tế là ngành gì?
Ngành học Kinh tế quốc tế tập trung vào nghiên cứu về các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các lĩnh vực như thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế và nhiều lĩnh vực khác. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào các ngành nghề liên quan đến kinh tế quốc tế.
Mục tiêu của ngành là đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cao về lĩnh vực này. Sinh viên sẽ có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các thách thức kinh tế quốc tế một cách hiệu quả.
Học ngành Kinh tế quốc tế có dễ xin việc làm không?
Câu hỏi “Học ngành Kinh tế quốc tế có dễ xin việc làm không?” có thể được trả lời dựa trên khảo sát về nguồn nhân lực của ngành này tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2025. Theo đó, các nhóm ngành liên quan đến kinh tế dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nhân lực bổ sung cho ngành này. Nguồn nhân lực cho các nhóm ngành này được ước lượng khoảng 25.000 việc làm mỗi năm. Trong số đó, Kinh tế quốc tế được xác định là một trong những ngành có tiềm năng lớn nhất với nhu cầu việc làm cao trong nhóm ngành kinh tế đa dạng này.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế hiện nay là rất lớn, với nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao. Điều này là một ưu điểm lớn khi bạn quyết định theo đuổi ngành này. Tuy nhiên, để phát triển bản thân và đáp ứng được yêu cầu của công việc, việc lựa chọn môi trường học tập để tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng là quan trọng.
Học ngành kinh tế Quốc tế ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, bạn sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp, có thể làm việc tại các công ty hoặc doanh nghiệp trong và ngoài nước, với các vị trí công việc đa dạng như:
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kinh doanh vận tải biển, chuyên gia kinh doanh quốc tế, hàng không tại các tập đoàn quốc tế, doanh nghiệp, và cơ quan nhà nước như Sở Công thương, Bộ Công thương,…
- Chuyên viên thúc đẩy và xúc tiến thương mại, chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia marketing quốc tế, nghiên cứu thị trường kinh doanh quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, chuyên gia phân tích và tư vấn dự án quốc tế tại các công ty đa quốc gia, ngân hàng thương mại,…
- Giảng viên ngành Kinh tế quốc tế hoặc các ngành liên quan tại các trường cao đẳng, đại học.
Vì sao nên học ngành Kinh tế quốc tế?
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Việc học ngành Kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng, trong đó một điểm nổi bật là gia tăng cơ hội nghề nghiệp. Dự kiến cơ hội việc làm trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là nhờ vào sự mở rộng của nền kinh tế toàn cầu và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết
Ngành Kinh tế quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quan trọng để hiểu và giải quyết các thách thức kinh tế quốc tế. Ngoài ra, phát triển kỹ năng mềm như: tư duy phản biện, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và giao tiếp thông qua các hoạt động ngoại khóa cũng là yếu tố quan trọng.
Khả năng làm việc toàn cầu
Khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên Kinh tế quốc tế thành công trong sự nghiệp. Để đạt được điều này, cần nắm vững kiến thức về các nền kinh tế trên thế giới và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như làm việc nhóm. Đặc biệt, khả năng thích ứng với các nền văn hóa và môi trường làm việc khác nhau là rất quan trọng.
Đóng góp cho sự phát triển của Đất Nước
Học ngành Kinh tế quốc tế không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp mà còn là sự đóng góp vào sự phát triển quốc gia. Thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, ngành này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và mang đến cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho nền kinh tế.
Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng
Mạng lưới quan hệ bao gồm các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người cố vấn. Những mối quan hệ này có thể hỗ trợ sinh viên tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp thông qua giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành.