Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh đúng cách an toàn tại nhà

5/5 - (100 bình chọn)
Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh đúng cách an toàn tại nhà

Sau một thời gian sử dụng, máy lạnh sẽ có hiện tượng bị bám bụi ở dàn lạnh và dàn nóng. Dưới đây, top10tphcm sẽ hướng dẫn cho bạn mẹo hay giúp vệ sinh máy lạnh đúng cách an toàn tại nhà để máy lạnh hoạt động với công suất tốt và bền lâu.

1

Thời gian bảo dưỡng lý tưởng

Thời gian bảo dưỡng máy lạnh lý tưởng
Nên bảo dưỡng máy lạnh từ 3 – 4 tháng 1 lần, tùy vào mức độ sử dụng có thường xuyên hay không

Số lần bảo dưỡng máy lạnh sẽ tùy thuộc vào tần suất sử dụng và môi trường trong năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện lạnh, thì nên bảo dưỡng máy lạnh từ 3 – 4 tháng 1 lần, tùy vào mức độ sử dụng có thường xuyên hay không.
Quy trình bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa sẽ bao gồm các thao tác:

  • Vệ sinh máy (lưới lọc bụi, màng chứa nước ngưng cục lạnh, khoang chứa cánh quạt,…)
  • Kiểm tra vỏ máy
  • Các điểm nối điện
  • Khả năng lưu thông gió của dàn nóng lạnh

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tự kiểm tra tiếng ồn, độ lạnh, áp suất gas trong máy, độ rung động khác thường của máy nén và so sánh với vị trí số cho phép.

2

Các bước vệ sinh máy lạnh tại nhà

Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh, bạn cần tắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.

Bước 1: Kiểm tra khu vực cục nóng và dàn lạnh

Kiểm tra thật cẩn thận khu vực cục nóng, dàn lạnh và tiến hành loại bỏ dị vật nếu có bên trong(đinh tán, côn trùng chết,…). Máy lạnh sẽ không làm lạnh tốt được nếu như có vật cản bên trong.
Kiểm tra mối nối điện và mối nối gas để đảm bảo gas, điện không bị rò rỉ, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Kiểm tra khu vực cục nóng và dàn lạnh
Kiểm tra thật cẩn thận khu vực cục nóng, dàn lạnh và tiến hành loại bỏ dị vật nếu có

Bước 2: Vệ sinh lưới lọc

Khi làm vệ sinh, để đảm bảo khả năng lọc bụi tốt nhất, bạn nên tháo lưới lọc ra và ngâm trong nước. Đồng thời, sử dụng miếng rửa chén để cọ rửa lưới lọc nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, để lưới lọc thật khô ráo.

Vệ sinh lưới lọc
Tháo lưới lọc ra và ngâm trong nước, sau đó cọ rửa nhẹ nhàng bằng miếng rửa chén

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa

Phần khoang chứa và cánh quạt được vệ sinh bằng cách sử dụng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner, một loại hóa chất làm sạch dàn lạnh được bán tại các cửa hàng thiết bị máy lạnh hoặc hóa chất.
Xịt nhẹ nhàng hóa chất này vào những khe giữa của lá kim loại, tuyệt đối tránh để hóa chất tiếp xúc và gây hư hỏng bo mạch điện tử. Để từ 10 – 20 phút cho hóa chất phát huy tác dụng, sau đó dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt.

Vệ sinh cánh quạt và khoang chứa
Phần khoang chứa và cánh quạt được vệ sinh bằng cách sử dụng bình xịt chuyên dụng Coil Cleaner

Bước 4: Lắp lưới lọc vào máy

Đối với những vị trí bị ẩm ướt, đọng nước bên trong, hãy sử dụng khăn lau thật khô và tiến hành lắp lại lưới lọc vào máy. Dùng khăn ẩm lau toàn bộ bề mặt bên ngoài của máy lạnh để máy trông được đẹp và mới hơn.

Lắp lưới lọc lại vào máy
Đối với những vị trí bị ẩm ướt, đọng nước bên trong, hãy sử dụng khăn lau thật khô và tiến hành lắp lại lưới lọc vào máy

Bước 5: Vận hành máy

Cắm điện để vận hành thử máy. Nếu máy chạy êm và không phát sinh những dấu hiệu bất thường, không gây ra tiếng động lạ là bạn đã hoàn thành quá trình làm vệ sinh máy lạnh.

3

Những lưu ý khi bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh tại nhà

Những lưu ý khi bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh tại nhà
Khi vệ sinh máy lạnh, cần tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần nơi có bảng mạch
  • Khi vệ sinh máy lạnh, cần tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần nơi có bảng mạch (vị trí này nằm ở phía bên trên máy nén) vì có thể làm ảnh hưởng đến bo mạch.
  • Tuyệt đối không để dàn lạnh tiếp xúc với mưa gió hay ánh nắng mặt trời quá nhiều, tránh làm hư bo mạch.
  • Đối với những máy lạnh xài van, vì không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn. Khi kiểm tra máy cần chú ý tình trạng van và đường ống có bị rò rỉ hay không, để hạn chế tình trạng quá nhiệt gây ra hỏng, mát dây.

Chỉ với những bước hướng dẫn vệ sinh máy lạnh đơn giản đúng cách an toàn tại nhà này là bạn đã có thể tự vệ sinh máy lạnh của mình mà không cần thợ rồi. Các bạn đừng lười nhé, nếu không muốn chiếc máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích