Danh sách các khu công nghiệp Quảng Ngãi [Cập nhật 2024]

5/5 - (100 bình chọn)
Danh sách các khu công nghiệp Quảng Ngãi

Quảng Ngãi – tỉnh thành sở hữu rất nhiều khu công nghiệp, điều này đã giúp nhiều người dân địa phương, cũng như những khu vực lân cận có cơ hội việc làm cao. Ngoài ra, nó còn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh thành phát triển mạnh mẽ qua từng năm. Vậy có tổng bao nhiêu khu công nghiệp ở Quảng Ngãi? Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn thì hãy tham khảo ngày bài viết dưới đây của chúng tôi!

Danh sách các khu công nghiệp Quảng Ngãi bao gồm:

1. Khu phức hợp công nghiệp – Đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (KCN VSIP Quảng Ngãi)

  • Tên KCN: Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi
  • Quy mô: 1.746ha, trong đó diện tích Khu Công nghiệp là 1.226ha và Khu đô thị dịch vụ là 520ha
  • Địa chỉ: xã tịnh Thọ và tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, thuộc Khu kinh tế Dung Quất
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi
  • Thời gian hoạt động: 2012-2062
  • Ngành nghề thu hút: dệt may, gia giày, thực phẩm, nước giải khát, các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), lắp ráp linh kiện điện tử và các ngành công nghiệp phụ trợ…

2. Khu công nghiệp Quảng Phú

  • Tên KCN: Khu công nghiệp Quảng Phú
  • Quy mô: 146,76ha
  • Địa chỉ: Phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
  • Chủ đầu tư: Công ty Phát Triển Hạ Tầng các KCN Quảng Ngãi.
  • Thời gian hoạt động: 2001-2051
  • Ngành nghề thu hút: Công nghiệp chế biến thủy hải sản; Công nghiệp chế biến lâm sản, giấy; Công nghiệp bia rượu, nước giải khát, bánh kẹo, bao bì… và các ngành nghề khác ít gây ô nhiễm môi trường.

3. Khu công nghiệp Phổ Phong

  • Tên KCN: Khu công nghiệp  Phổ Phong
  • Quy mô: 157,38ha
  • Địa chỉ: xã Phổ Nhơn và Phổ Phong – huyện Đức Phổ – tỉnh Quảng Ngãi
  • Chủ đầu tư: Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi.
  • Thời gian hoạt động: 2011-2061
  • Ngành nghề thu hút: các ngành công nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương như chế biến nông, lâm, thủy sản, mía đường, các ngành công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm môi trường…

4. Khu công nghiệp Tịnh Phong

  • Tên KCN: Khu công nghiệp Tịnh Phong
  • Quy mô: 141,72ha
  • Địa chỉ: Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
  • Chủ đầu tư: Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
  • Thời gian hoạt động: 1997-2047
  • Ngành nghề thu hút: Công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp; Công nghiệp chế biến nông lâm sản; Công nghiệp dệt may; Công nghiệp vật liệu Xây dựng, trang trí nội thất cao cấp; Công nghiệp khác (nhựa, hoá mỹ phẩm, bao bì…)…

5. Phân khu CN Sài Gòn – Dung Quất

  • Tên KCN: Phân khu CN Sài Gòn – Dung Quất
  • Quy mô: 118,25 ha
  • Địa chỉ: bàn Xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đầu tư, xây dựng và KDDV Quảng Ngãi (QISC)
  • Thời gian hoạt động: 2004-2054
  • Ngành nghề thu hút: sản xuất công nghiệp (lọc hóa dầu và sau hóa dầu, hóa chất, đóng tàu, luyện cán thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, kho tàng và một số loại hình công nghiệp khác); khu cảng biển nước sâu gắn với dịch vụ hậu cần cảng ; trung tâm dịch vụ công cộng và các khu dân cư.

Khu công nghiệp mới được phê duyệt

1. KCN nhẹ Bình Hòa – Bình Phước

  • Tên KCN: Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa – Bình Phước
  • Quy mô: 249,5 ha
  • Địa chỉ:  xã Bình Hòa, Bình Phước và Bình Thanh, huyện Bình Sơn, thuộc KKT Dung Quất
  • Chủ đầu tư: ông Jeon Hyun Jung (Hàn Quốc).
  • Thời gian hoạt động: 2022-2072
  • Thu ngút ngành nghề: Dệt nhuộm, may mặc, giày dép; chế tác đồ trang sức, đá quý; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp hóa dầu, sơn, hóa chất thông thường. Ngoài ra còn có ngành nghề cơ khí, đồ điện, điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, gốm sứ, thủy tinh, nội thất, đồ gia dụng; sản xuất, lắp ráp phụ tùng, phụ kiện ô tô… và các ngành công nghiệp nhẹ khác.
Lê Anh Tiến từng tham gia điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, giáo dục, vận tải, xây dựng, thẩm mỹ.. Ông thành lập Top10tphcm từ năm 2017 với mong muốn đưa những thông tin hữu ích nhất đến với bạn đọc.
Chia sẻ nếu thấy hữu ích