Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam

Việt Nam là đất nước có diện tích rộng lớn, trên dải đất hình chữ S mang nhiều nét đặc trưng từ tự nhiên với văn hóa. Trong đó, việc phân chia về mặt địa lý thì Việt Nam hiện có tổng số 63 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam. Tìm hiểu và nắm bắt thông tin về các tỉnh thành trong cả nước để có được thông tin hữu ích, hiểu biết cần thiết. Những kiến thức hữu ích đó đôi khi giúp chúng ta có thể chủ động hơn trong chính công việc, hay việc bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân dễ dàng, hiệu quả.

Hiện nay, với tổng số 63 tỉnh thành được chia làm 3 vùng chính là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó, đối với Bắc Bộ gồm có Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Tại Trung Bộ gồm có Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối với khu vực Nam Bộ gồm có hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Việc tìm hiểu về các tỉnh thành tại Việt Nam phân chia theo từng vùng giúp mỗi người hiểu biết kỹ lưỡng, chi tiết và chuẩn xác hơn.

1

Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ

Khu vực Tây Bắc Bộ còn được gọi là Tây Bắc. Đây là vùng đất có tổng số 6 tỉnh thành khác nhau, nằm tiếp giáp biên giới với Trung Quốc và Lào. Đặc trưng nổi bật của vùng Tây Bắc là địa hình chủ yếu là đồi núi, vị trí chính xác là nằm tại phía Tây của Bắc Bộ. Trong đó các tỉnh thành tại vùng miền nay bao gồm có:

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam

  • Điện biên.
  • Hòa Bình.
  • Lai Châu.
  • Lào Cai.
  • Sơn La.
  • Yên Bái.
2

Các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ

Với tổng số 9 tỉnh tạo nên vùng Đông Bắc Bộ hay còn được gọi là Đông Bắc. Địa hình điển hình là đồi núi chiếm diện tích lớn, nằm ở phía Bắc và phía Đông của Bắc Bộ. Đây là khu vực nằm tiếp giáp biên giới một phần với Trung Quốc, phần phía Đông giáp biển. Với các tỉnh thành cụ thể phải kể tới là:

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Đông Bắc Bộ

  • Bắc Giang.
  • Bắc Kạn.
  • Cao Bằng.
  • Hà Giang.
  • Lạng Sơn.
  • Phú Thọ.
  • Quảng Ninh.
  • Thái Nguyên.
  • Tuyên Quang.
3

Các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Với 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh tạo nên vùng Đồng Bằng Sông Hồng phát triển, màu mỡ. Nằm tiếp giáp với khu vực Tây Bắc và Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một phần nằm giáp với Biển Đông. Đồng Bằng Sông Hồng còn được biết tới với tên gọi là Châu thổ Sông Hồng. Địa hình đồng bằng là chủ yếu, xen lẫn đôi chút với đồi núi. Các tỉnh và thành phố phải kể tới cụ thể là:

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Đồng Bằng Sông Hồng

  • Bắc Ninh.
  • Hà Nam.
  • Thành phố Hà Nội.
  • Hải Dương.
  • Thành phố Hải Phòng.
  • Hưng Yên.
  • Nam Định.
  • Ninh Bình.
  • Thái Bình.
  • Vĩnh Phúc.
4

Các tỉnh thành thuộc khu vực Bắc Trung Bộ

Nằm trải dài từ khu vực phía nam Ninh Bình tới đèo Hải Vân, gồm có tổng số 6 tỉnh với diện tích khá rộng lớn. Vị trí tiếp giáp của Bắc Trung Bộ là với Đồng Bằng Sông Hồng, Biển đông, Nam Trung Bộ và phía tây giáp Lào.

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Bắc Trung Bộ

  • Hà Tĩnh.
  • Nghệ An.
  • Quảng Bình.
  • Quảng Trị.
  • Thanh Hóa.
  • Thừa Thiên Huế.
5

Các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Trung Bộ

Với 1 thành phố và 7 tỉnh tạo nên vùng Nam Trung Bộ khác biệt tại nước ta. Vị trí của vùng miền này tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và phía đông là Biển Đông. Được đánh giá là khu vực sở hữu vị trí địa lý lý tưởng, có điều kiện để phát triển kinh tế một cách thuận lợi và mạnh mẽ.

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Nam Trung Bộ

  • Bình Định.
  • Bình Thuận.
  • Thành phố Đà Nẵng.
  • Khánh Hòa.
  • Ninh Thuận.
  • Phú Yên.
  • Quảng Ngãi.
  •  Quảng Nam.
6

Các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên

Vùng đất cao nguyên với đất đỏ bazan đặc trưng màu mỡ. Với tổng số 5 tỉnh thành có diện tích lớn, nằm tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, một phần giáp biên giới với Lào, Campuchia. Trong đó 5 tỉnh thành lần lượt là:

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Tây Nguyên

  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng
7

Các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được biết tới là khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng, lý tưởng nhất trên cả nước. Là vùng kinh tế có tốc độ phát triển mạnh mẽ và ấn tượng giúp Đông Nam Bộ trở nên nổi bật, với chất lượng cuộc sống được cải thiện. Đây là khu vực tiếp giáp với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Biển Đông và một phần với Campuchia.

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Đông Nam Bộ

  • Bà Rịa Vũng Tàu
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Đồng Nai
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tây Ninh
8

Các tỉnh thành thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Được biết tới với cái tên quen thuộc là Miền Tây nằm ở phía Nam của Tổ quốc với tổng số 1 thành phố và 12 tỉnh thành lớn nhỏ khác nhau. Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm tiếp giáp với Biển Đông, Đông Nam Bộ và Campuchia:

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long

  •  An Giang
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  •  Cà Mau
  • Thành phố Cần Thơ
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  •  Kiên Giang
  • Long An
  • Sóc Trăng
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long

Với tổng số 63 tỉnh thành có sự khác biệt về diện tích, kinh tế, văn hóa xã hội,… và góp phần làm nên nước Việt tươi đẹp và trù phú. Việc phân chia địa lý một cách chi tiết, cụ thể giúp quá trình đầu tư phát triển, quản lý về mặt hành chính được dễ dàng hơn. Tìm hiểu để nắm bắt được những thông tin hữu ích giúp việc có thể bổ sung những kiến thức hữu ích cho chính mình dễ dàng hơn.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích