[Giải đáp] Đại học Quốc gia Hà Nội gồm những trường nào?

5/5 - (100 bình chọn)
Đại học Quốc gia Hà Nội gồm những trường nào?

Đại học Quốc gia Hà Nội là nơi thu hút một lượng lớn giảng viên và sinh viên đến tham gia học tập và làm việc. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá Đại học Quốc gia Hà Nội gồm những trường nào? nhé!

Danh sách các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 9 trường đại học và 2 trường thành viên:

  1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
  2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
  3. Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
  4. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
  5. Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
  6. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
  7. Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQGHN
  8. Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN
  9. Trường Đại học Luật, ĐHQGHN
  10. Trường Quốc tế, ĐHQGHN
  11. Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN

Thông tin các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (VNU-HUS)

Năm 1995, trường chính thức gia nhập hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội và trở thành trường đại học hàng đầu chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như khoa học công nghệ. Hiện nay, trường có 3 cơ sở tại nội thành Hà Nội:

  • Trụ sở chính tại 334 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Năm 2023, điểm chuẩn của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội dao động từ 20 – 26,45 điểm. Trong đó ngành Khoa học Dữ liệu với điểm chuẩn cao nhất là 26,45 điểm.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội là ngôi trường được nhiều sinh viên lựa chọn theo học | Nguồn: Internet

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH)

Với hơn 80 năm lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trước đây là Ban Đại học Văn khoa, đã được thành lập từ ngày 10/10/1945 theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 97/CP quy định về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó bao gồm cả Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Trường đào tạo các ngành đa dạng, bao gồm các Khoa như Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Đông phương học, Khoa Du lịch học, Khoa Khoa học chính trị, Khoa Lịch sử, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Khoa Nhân học, Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Quốc tế học, Khoa Thông tin – Thư viện, Khoa Tâm lý học,  Khoa Triết học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Khoa Văn học, Khoa Xã hội học và Bộ môn Tôn giáo học.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH) là trường đào tạo nhóm ngành xã hội nhân văn chất lượng | Nguồn: Internet

Địa chỉ: Số 336 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Điểm chuẩn xét tuyển của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nằm trong khoảng từ 20 – 29,95 điểm. Trong đó điểm chuẩn cao nhất thuộc các ngành như Hàn Quốc học, Quan hệ công chúng, Đông Phương học.

Trường Đại học Ngoại ngữ (VNU-ULIS)

Trường Đại học Ngoại Ngữ là một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được đánh giá cao về chất lượng đào tạo ngôn ngữ và là trường đại học tiên phong trong lĩnh vực này. Các lĩnh vực đào tạo tại trường bao gồm Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Khoa Tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ả Rập, Việt Nam, Đông Nam Á,…..

Địa chỉ: Số 2 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Năm 2023, điểm chuẩn xét tuyển của Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN dao động từ 24,97 – 38,46 điểm. Trong số đó, ngành Sư phạm tiếng Trung có điểm chuẩn cao nhất –  38,46 điểm.

Trường Đại học Ngoại ngữ (VNU-ULIS)
Trường Đại học Ngoại ngữ (VNU-ULIS) là trường đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ nổi tiếng | Nguồn: Internet

Trường Đại học Công nghệ (VNU-UET)

Trường Đại học Công nghệ là một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004. Trường chuyên đào tạo các ngành liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật năng lượng, kỹ thuật phần mềm và mở thêm Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (AI).

Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Công nghệ (VNU-UET)
Trường Đại học Công nghệ (VNU-UET) là thành viên của ĐHQGHN | Nguồn: Internet

Năm 2023, điểm chuẩn trúng tuyển của Trường Đại học Công nghệ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nằm trong khoảng từ 22 – 29,15 điểm. Điều này phụ thuộc vào các ngành của chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo chất lượng cao của trường. Cụ thể, ngành Công nghệ thông tin của trường có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 29,15 điểm.

Trường Đại học Kinh tế (VNU-UEB)

Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN được thành lập vào năm 2007 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chuyên đào tạo các chuyên ngành về kinh tế học và kinh doanh trong cả nước. Lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế Phát triển và Quản trị Kinh doanh.

Địa chỉ: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Kinh tế (VNU-UEB)
Trường Đại học Kinh tế (VNU-UEB) hàng năm thu hút nhiều sĩ tử đăng ký theo học | Nguồn: Internet

Năm 2023, điểm chuẩn trúng tuyển của Trường Đại học Kinh tế nằm trong khoảng từ 33,05 – 35,33 điểm trên thang điểm 40. Trong đó, ngành Kinh tế Quốc tế có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất, là 35,33 điểm.

Trường Đại học Giáo dục (VNU-UEd)

Trường Đại học Giáo dục là một trong những thành viên của hệ thống các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có vị trí quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia giáo dục, giáo viên cho mọi cấp độ học tập ở Việt Nam.

Lĩnh vực đào tạo của trường bao gồm các Khoa Sư phạm, Khoa Quản lý Giáo dục, Khoa các Khoa học Giáo dục và Khoa Công nghệ Giáo dục.

Địa chỉ: Tòa nhà G7, số 144 Đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Năm 2023, điểm chuẩn xét tuyển của Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN nằm trong khoảng từ 20,75 – 28,55 điểm.

Trường Đại học Giáo dục (VNU-UEd)
Trường Đại học Giáo dục (VNU-UEd) là thành viên của ĐHQGHn | Nguồn: Internet

Trường Đại học Việt – Nhật (VNU-VJU)

Được thành lập ngày 09/09/2016 theo quyết định của lãnh đạo cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản, Đại học Việt-Nhật (VNU-VJU) là thành viên thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội. Với sự hợp tác này, trường có đội ngũ giảng viên gồm 50% từ các trường Đại học hàng đầu tại Nhật Bản như Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Tsukuba, Đại học Osaka,  Đại học Tokyo, tạo ra môi trường học tập đa dạng và chất lượng.

Lĩnh vực đào tạo:

  • Nhật Bản học
  • Kỹ sư CLC Nông nghiệp thông minh & bền vững
  • Kỹ sư CLC Kỹ thuật xây dựng.
  • Khoa học Kỹ thuật và Máy tính

Trụ sở: Đường Lưu Hữu Phước, phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trường Đại học Việt - Nhật (VNU-VJU)
Sinh viên Trường Đại học Việt – Nhật (VNU-VJU) | Nguồn: Internet

Trường Đại học Y Dược (VNU-UMP)

Được thành lập từ năm 2010 và trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2020, Trường Đại học Y Dược (VNU-UMP) chuyên đào tạo về y khoa và dược học, đóng góp vào việc hình thành đội ngũ chuyên gia y tế chất lượng cho Việt Nam.

Lĩnh vực đào tạo:

  • Răng hàm mặt Chất lượng cao (6 năm)
  • Bác sĩ Y khoa (6 năm)
  • Dược học (5 năm)
  • Kỹ thuật Hình ảnh Y học (4 năm)
  • Điều dưỡng (4 năm)
  • Kỹ thuật Xét nghiệm Y học (4 năm)
Trường Đại học Y Dược (VNU-UMP)
Trường Đại học Y Dược (VNU-UMP) là ngôi trường đào tạo ngành y – dược nổi tiếng | Nguồn: Internet

Trụ sở: Nhà Y1, 144 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Điểm chuẩn: Năm 2023, điểm chuẩn trúng tuyển của Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN trong khoảng từ 24,25 – 27,3 điểm, với ngành Y Khoa có điểm chuẩn cao nhất là 27,3 điểm.

Đại học Luật (VNU-UL)

Trường Đại học Luật (VNU-UL) là trung tâm nghiên cứu và đào tạo luật uy tín của Việt Nam. Thành lập trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu Luật ở Việt Nam.

Lĩnh vực đào tạo:

  • Luật
  • Luật Kinh doanh
  • Luật học
  • Luật Thương mại Quốc tế

Trụ sở: 144 đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Điểm chuẩn: Năm 2023, điểm chuẩn xét tuyển Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội là từ 22,62 – 28,25 điểm.

Đại học Luật (VNU-UL)
Đại học Luật (VNU-UL) là trường đào tạo ngành luật chất lượng | Nguồn: Internet

Trường Quốc tế, ĐHQGHN (VNU-UIS)

Trường Quốc tế tiền thân là Khoa Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2002. Đến năm 2022, Khoa Quốc tế đã trở thành Trường Quốc tế theo Quyết định số 3868/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/12/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Quốc tế đã định hình sứ mệnh của mình như là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Sứ mệnh này được thực hiện thông qua việc áp dụng sáng tạo các thành tựu trong giáo dục, khoa học và công nghệ tiên tiến vào môi trường văn hóa Việt Nam.

Trường Quốc tế, ĐHQGHN (VNU-UIS)
Trường Quốc tế, ĐHQGHN (VNU-UIS) mang đến cho sinh viên môi trường học tập lý tưởng | Nguồn: Internet

Hiện nay, Trường Quốc tế có tổng cộng 04 cơ sở đào tạo:

  • Cơ sở 1: Nhà G7 & G8, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Nhà C, E, Làng sinh viên HACINCO, 79 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 1, Phố Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Cơ sở 4: Toà nhà HT1, Khu Đô thị đại học Quốc gia Hà Nội, Hoà Lạc, Hà Nội

Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN (VNU-HSB)

HSB được thành lập vào ngày 13/7/1995 và được Đại học Quốc gia Hà Nội ủy quyền quyền tự chủ đặc biệt, hoạt động dựa trên mô hình giáo dục có sự đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững, tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản là Công lập, Tự chủ, Phi lợi nhuận và Hợp tác công tư. Vào ngày 01/12/2021, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định thành lập Trường Quản trị và Kinh doanh, tên tiếng Anh là VNU – Hanoi School of Business and Management.

Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN (VNU-HSB)
Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN (VNU-HSB) là ngôi trường được nhiều bạn sĩ tử quan tâm | Nguồn: Internet

Hiện nay, HSB đang có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo chặt chẽ với nhiều giảng viên quốc tế và các trường đại học hàng đầu trong Top 100 QS thế giới. Với ba giá trị cốt lõi là “Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng”, HSB đảm bảo rằng sinh viên và học viên có cơ hội tiếp thu tri thức mới, phát triển kỹ năng tư duy và hành động, từng bước tiến đến thành công và hạnh phúc.

Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Học phí các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngành học thuộc trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội có học phí cao nhất, lên đến 112,7 triệu đồng/năm. Điều đặc biệt là ngành này hợp tác với Đại học Keuka (Mỹ) để cung cấp bằng cho sinh viên của trường.

Học phí các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Học phí các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội | Nguồn: Internet
Lê Anh Tiến từng tham gia điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, giáo dục, vận tải, xây dựng, thẩm mỹ.. Ông thành lập Top10tphcm từ năm 2017 với mong muốn đưa những thông tin hữu ích nhất đến với bạn đọc.
Chia sẻ nếu thấy hữu ích