Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay

5/5 - (100 bình chọn)
Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay

Chuột là một trong những loài động vật gặm nhấm mà hầu hết mọi người không muốn nhìn thấy chúng xuất hiện ở bất cứ đâu bởi những ảnh hưởng và tác hại của chuột mang lại. Tuy nhiên, chúng lại luôn luôn hiện hữu mọi nơi, mọi lúc và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Có những người chỉ cần nghĩ đến chuột thôi đã có cảm giác rùng mình.
Chuột khá đa dạng về chủng loại và thường sinh đẻ không có kế hoạch, chúng rất dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường, thời tiết khác nhau, đó là nguyên nhân mà số lượng chuột của mỗi chủng loại rất lớn. Hãy cùng tìm hiểu tốc độ sinh sản, tên các loại chuột và tập quán thông thường của các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay nhé.

1

Tốc độ sinh sản của loài chuột

Theo khảo sát, một cặp chuột cống có thể đẻ ra một bầy con, cháu, chắt, chít….tổng cộng lên tới 15.552 con chỉ trong vòng một năm. Nguyên nhân bởi vì loài chuột phát dục rất nhanh, thời gian đẻ mỗi lứa rất ngắn , số lần đẻ nhiều và số con của mỗi lần đẻ khá đông.

Tốc độ sinh sản của Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Loài chuột phát dục rất nhanh, thời gian đẻ mỗi lứa rất ngắn , số lần đẻ nhiều và số con của mỗi lần đẻ khá đông

Chuột cống (loại có thân hình tương đối nhỏ) có khả năng đẻ từ 2 – 8 lứa / năm ở điều kiện bình thường, chuột con sau khi sinh ra có thể rời mẹ sống độc lập sau khi mở mắt (khoảng 20 ngày tuổi), và có thể bắt đầu mang thai từ 2 – 3 tháng tuổi. Đa số các giống chuột thường sinh đẻ quanh năm, cả mùa mưa và mùa khô.
Chuột nhảy, rái cạn, chuột hoang là một trong số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa thu và mùa xuân, mùa có thời tiết mát, ấm. Sức sinh sản của chúng sẽ thấp nếu sống ở sa mạc, đồng cỏ, đồi hoang, mỗi năm chỉ đẻ 1 lần và mỗi lần từ 2 – 8 con. Nỗi lo lớn nhất của nhiều người là một số loài chuột phổ biến có tốc độ sinh sản nhanh chóng, nhất là đối với những người có nhiều hoa màu, đồng ruộng.

2

Chuột nâu

Chuột nâu là một trong Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Chuột nâu là loài duy nhất xuất hiện phổ biến và khá nhiều ở các cống rãnh của Việt Nam

Hình dạng:

  • Chuột nâu có đuôi ngắn hơn so với phần thân và đầu, tổng chiều dài khoảng 40cm
  • Chuột nâu nặng từ 350 – 500g
  • Chuột nâu có thân hình đậm hơn so với những loài chuột khác, có tai nhỏ, mũi ngắn và to

Vòng đời của chuột nâu:

  • Chuột nâu đẻ từ 3 – 6 lứa / năm và mỗi lứa 7 – 8 con
  • Thời kỳ mang thai của chuột nâu kéo dài trong vòng 3 tuần
  • Chuột con sau khi sinh ra sẽ hoàn thiện về giới tính sau từ 10 – 12 tuần

Tập quán:

  • Chuột nâu thường sống trong hang và trên cạn, thi thoảng chúng cũng thể hiện đặc tính leo trèo
  • Chuột nâu là loài duy nhất xuất hiện phổ biến và khá nhiều ở các cống rãnh của Việt Nam
  • Thức ăn ưa thích của chuột nâu là ngũ cốc
  • Chuột nâu thường uống khoảng 60ml nước và ăn khoảng 30g thức ăn trong một ngày
3

Chuột đen

Chuột đen là một trong Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Chuột đen có phần đuôi dài hơn so với thân và dầu, tổng chiều dài khoảng 16 – 24cm

Hình dạng:

  • Chuột đen có phần đuôi dài hơn so với thân và dầu, tổng chiều dài khoảng 16 – 24cm
  • Chuột đen nặng từ 150 – 200g
  • Chuột đen có tai lớn, mũi nhọn và có phần thân mảnh hơn so với chuột nâu

Vòng đời của chuột đen:

  • Chuột đen đẻ từ 3 – 6 lứa / năm và mỗi lứa 5 – 10 con
  • Thời kỳ mang thai của chuột đen kéo dài trong vòng 3 tuần
  • Chuột con sau khi sinh ra sẽ hoàn thiện giới tính sau từ 12 – 16 tuần

Tập quán:

  • Chuột đen không sống ở Singapore
  • Chuột đen rất nhanh nhẹn, thường leo trèo và ít khi ở ngoài trời
  • Thức ăn ưa thích của chuột đen là những loại quả có nhựa
  • Chuột đen thường uống khoảng 15ml nước và ăn 15g thức ăn trong một ngày
4

Chuột đồng cổ vàng

Chuột đồng cổ vàng là một trong Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Chuột đồng cổ vàng thích sống ở những vùng rừng với tán lá trưởng thành, rộng lớn

Hình dạng:

  • Chuột đồng cổ vàng nặng khoảng 15 – 45kg
  • Chuột đồng cổ vàng có lông màu trắng phía dưới lưng và lông màu nâu trên lưng
  • Chuột đồng cổ vàng có đuôi dài, mắt lồi, tai lớn

Vòng đời của chuột đồng cổ vàng:

  • Chuột đồng cổ vàng thường sinh sản từ tháng 4 – tháng 10
  • Thời kỳ mang thai của chuột đồng cổ vàng kéo dài trong vòng 25 hoặc 26 ngày
  • Chuột đồng cổ vàng hầu hết không sống lâu hơn 12 tháng

Tập quán:

  • Chuột đồng cổ vàng có thể làm đứt dây điện, làm hư hỏng đồ ăn hoặc thực phẩm tích trữ
  • Chuột đồng cổ vàng thích sống ở những vùng rừng với tán lá trưởng thành, rộng lớn, thích cư trú trên vườn tược, hàng rào ở các tòa nhà và vùng nông thôn
  • Chuột đồng cổ vàng thường xâm nhập vào các tòa nhà nhiều hơn chuột gỗ
5

Chuột nhà

Chuột nhà là một trong Các loài chuột phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Chuột nhà có đầu và chân tương đối nhỏ, phần tai và mắt của chúng khác biệt và to hơn hẳn

Hình dạng:

  • Chuột nhà có phần đuôi có độ dài tương đương với chiều dài của cả thân chúng, dài từ 7 – 9,5 cm
  • Chuột nhà thường nặng từ 12 – 30g
  • Chuột nhà có đầu và chân tương đối nhỏ, phần tai và mắt của chúng khác biệt và to hơn hẳn

Vòng đời:

  • Chuột nhà đẻ từ 7 – 8 lứa / năm và mỗi lứa 4 – 16 con
  • Thời kỳ mang thai của chuột nhà trong vòng khoảng 3 tuần
  • Chuột con sau khi sinh ra sẽ hoàn thiện về giới tính sau khoảng từ 8 – 12 tuần

Tập quán:

  • Chuột nhà thường leo trèo rất nhiều, hay đào bới và sinh sống trên cạn
  • Thức ăn ưa thích của chuột nhà là ngũ cốc
  • Chuột nhà uống khoảng 3ml nước và ăn khoảng 3g thức ăn trong một ngày

Hiện nay, chuột không chỉ gây thiệt hài về người, tài sản mà còn là nỗi sợ hãi, ám ảnh của nhiều người. Những thông tin về một số loài chuột phổ biến trong bài viết trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn

Chia sẻ nếu thấy hữu ích