6 bước xây dựng kế hoạch giảng dạy hiệu quả, thu hút học sinh

Các bước xây dựng kế hoạch giảng dạy hiệu quả, thu hút học sinh

Kế hoạch giảng dạy là những sơ đồ được hoạch định sẵn nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học của giáo viên. Lên kế hoạch trước và làm theo kế hoạch sẽ giúp việc dạy và học trở nên hiệu quả hơn. Nghe có vẻ to lớn, nhưng thực ra việc lên kế hoạch cho một lớp học không quá khó. Vậy nên trong bài viết này, Top10tphcm sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch giảng dạy cho lớp học của mình nhé!

Khái niệm kế hoạch dạy học

Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy một môn học, một bài học của giáo viên. Nội dung cụ thể như sau: xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến các nguồn lực học tập, xây dựng nội dung chương trình học, tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, kết luận bài học.

Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch giảng dạy

Để có thể lập kế hoạch giảng dạy hiệu quả, bài bản, đầu tiên, bạn cần xác định được các yếu tố quan trọng sau:

  • Mục tiêu học tập của học sinh.
  • Hoạt động dạy và học của thầy/cô và trò phát triển như thế nào?
  • Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi học.

Thực hiện 3 yếu tố theo trình tự để có thể định hướng việc học tập ngay từ đầu. Khi xác định mục tiêu học tập cụ thể, giáo viên cũng sẽ dễ dàng xác định những gì họ sẽ dạy và những hoạt động nào sẽ được thực hiện trong lớp học. Cuối cùng, đánh giá lại mức độ tiếp thu kiến ​​thức của học sinh, sinh viên sau khi họ học xong. Bất kỳ kế hoạch giảng dạy của giáo viên nào cũng cần được xây dựng xung quanh ba yếu tố quan trọng này.

Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch giảng dạy
Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch giảng dạy | Nguồn: Internet
1

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

Bất kỳ kế hoạch nào cũng nên xác định mục tiêu đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh của mình học trong một lớp học, khóa học hoặc chủ đề. Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp chương trình luôn đi đúng hướng, hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy và học. Và mục tiêu rõ ràng này phải là mục tiêu chung của cả lớp.

Để xác định được mục tiêu cho việc học, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Chủ đề cụ thể của buổi học là gì?
  • Bạn muốn dạy gì cho học sinh, sinh viên?
  • Học sinh, sinh viên phải hiểu được những vấn đề nào, những giá trị nào trong buổi học?
  • Học sinh, sinh viên sẽ làm được gì sau khi buổi học kết thúc?
  • Học sinh, sinh viên cần đạt được giá trị cốt lõi của buổi học?

Khi bạn đã xác định được các mục tiêu tổng thể của mình, hãy đặt thêm một vài câu hỏi:

  • Các khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh cần nắm vững là gì?
  • Tại sao những yếu tố này rất quan trọng?
  • Yếu tố nào không thể bỏ qua và phải được truyền tải đầy đủ?
  • Trong trường hợp không đủ thời lượng giảng dạy thì có thể bỏ qua những kiến ​​thức và yếu tố nào?

Việc xác định thêm những gì quan trọng và cần thiết là điều căn bản khi lập kế hoạch giảng dạy. Bằng cách đó, bạn sẽ biết điều gì quan trọng và điều gì không. Điều này rất hữu ích khi thời gian giảng dạy bị hạn chế hoặc các trường hợp đặc biệt khác.

Xác định mục tiêu học tập
Xác định mục tiêu học tập | Nguồn: Internet
2

Bước 2: Xây dựng nội dung phần giới thiệu

Khi bạn đã có mục tiêu của mình, bước tiếp theo là xây dựng nội dung khóa học, bắt đầu với phần giới thiệu. Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thích hứng thú của học sinh. Nó cũng giúp xem lớp học hiểu chủ đề khóa học tốt như thế nào.

Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút học sinh của mình. Ví dụ: câu chuyện, ví dụ thực tế, sự kiện lịch sử, tình huống thực tế, video clip, câu hỏi thăm dò,… Khi sự hiểu được học sinh của mình hiểu chủ đề như thế nào, bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về những thứ nên ưu tiên giảng dạy.

Bạn hãy trả lời một số câu hỏi để thực hiện bước 2 trong các bước xây dựng kế hoạch dạy học:

  • Cách giới thiệu chủ đề thế nào cho thu hút?
  • Học sinh, sinh viên hiểu chủ đề sẽ thể hiện như thế nào?
  • Một số ý kiến đúng và sai lệch mà học sinh/sinh viên thường gặp khi nói về chủ đề?
  • Phân tích và giải thích những ý kiến đó như thế nào?
  • Làm sao để có thể dẫn dắt vào bài học từ ý kiến của học sinh, sinh viên?

Để bắt đầu tốt phần giới thiệu của mình, bạn có thể tham khảo phương pháp giảng dạy của các giáo viên giàu kinh nghiệm. Nên sử dụng đa dạng các cách giới thiệu, mở đầu để bài học thêm sinh động, hấp dẫn.

Xây dựng nội dung phần giới thiệu
Xây dựng nội dung phần giới thiệu | Nguồn: Internet
3

Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động dạy học

Sau đây là bước xây dựng nội dung chính của bài học. Hãy chuẩn bị để giải thích tài liệu theo nhiều cách khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh tốt hơn. Đồng thời khi lập kế hoạch cũng cần ước lượng thời gian cụ thể của từng hoạt động. Đảm bảo học sinh truyền đạt đầy đủ những gì các bạn cần học.

Sử dụng một số câu hỏi sau đây để giảng dạy hiệu quả:

  • Giải thích chủ đề học như thế nào?
  • Cách dẫn dắt từng kiến thức sẽ diễn ra như thế nào?
  • Những cách minh họa chủ đề nào dễ hiểu hơn?
  • Các cách để làm cho chủ đề dễ hiểu hơn là gì?
  • Làm thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình học?
  • Ngoài các bài giảng, những hoạt động nào nên có trong lớp?
  • Một số ví dụ hoặc tình huống thực tế liên quan đến chủ đề này?
  • Có thể làm gì để giúp học sinh hiểu rõ hơn về chủ đề hoặc bài học?

Kế hoạch dạy học bước này chủ yếu căn cứ vào sở trường, chuyên môn của giáo viên và tình hình học tập của lớp. Để có thể xây dựng nội dung dạy học tốt, bạn nên tham khảo một số phương pháp dạy học hiệu quả. Và học thêm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử thu hút học sinh, khiến học sinh tập trung hơn trong lớp.

Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động dạy học
Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động dạy học | Nguồn: Internet
4

Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh - sinh viên

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên phải kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh. Bạn hãy đưa ra các câu hỏi để kiểm tra sự tập trung và hiểu bài của học sinh. Dự đoán câu trả lời mà học sinh sẽ đưa ra và cách bạn sẽ đối đáp lại như thế nào.

Hãy tự hỏi bản thân bạn sẽ sử dụng cách gì để đánh giá học sinh bằng cách hỏi:

  • Những câu hỏi nào có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh?
  • Học sinh sẽ làm gì để chứng minh rằng các em đang theo dõi và hiểu các bài học?
  • Làm thế nào để bạn khen ngợi học sinh khi các em làm đúng?
  • Học viên không chú ý vào bài giảng, không tiếp thu bài thì phải làm thế nào?
  • Các hoạt động nào có thể cho học sinh, sinh viên thực hiện để đánh giá, kiểm tra kiến thức?

Khi bạn xây dựng kế hoạch dạy học, hãy xác định những câu hỏi nào sẽ hữu ích cho bài học của bạn. Câu hỏi nào có thể hỏi cá nhân, câu hỏi nào có thể hỏi nhóm và câu hỏi nào có thể hỏi cả lớp. Quyết định nên cho học sinh trả lời miệng hay giao bài tập trên giấy. Khi một giáo án có phần này sẽ cân bằng được giữa việc giảng dạy của giáo viên và tiếp thu kiến ​​thức của học sinh.

Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh - sinh viên
Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh – sinh viên | Nguồn: Internet
5

Bước 5: Xây dựng kết luận

Giáo viên cần đưa ra kết luận khi kết thúc buổi học. Phần tổng kết bài học sẽ tóm tắt những điểm kiến ​​thức chính mà học sinh cần ghi nhớ, giúp học sinh, sinh viên có thêm động lực ôn tập kiến ​​thức ở nhà. Và nó cũng giúp các bạn học sinh, sinh viên chờ đón tiết học tiếp theo với tâm trạng phấn khởi hơn.

Bạn có thể làm điều này theo nhiều cách:

  • Nêu điểm chính của bài và tóm tắt/tổng kết lại
  • Yêu cầu một học sinh hệ thống hóa nội dung bài học cho cả lớp.
  • Cho học sinh hệ thống hóa nội dung kiến ​​thức trên bảng đen hoặc trên giấy.

Cuối cùng, hãy kiểm tra và đánh giá lại nếu người kết luôn buổi học là học sinh của mình. Từ đó hướng dẫn ôn tập kiến ​​thức ở nhà. Đồng thời gợi ý bài học tiếp theo bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như: giới thiệu sơ lược về lớp học sắp tới, đặt một số câu hỏi để các em nghiên cứu trước ở nhà,…

Xây dựng kết luận
Xây dựng kết luận | Nguồn: Internet
6

Bước 6: Tạo một dòng thời gian thực tế

Rất có thể sẽ không có đủ thời gian trên lớp để hoàn thành tất cả các hoạt động mà bạn đã lên kế hoạch. Vì vậy, bước cuối cùng cần làm là tạo một dòng thời gian thực tế khi lớp học thực sự diễn ra. Giờ dạy thay đổi tùy theo từng lớp và năng lực tiếp thu của từng học sinh. Một lịch trình thực tế sẽ giúp bạn linh hoạt và sẵn sàng thay đổi khi đối mặt với những tình huống không lường trước được.

Một số cách để tạo dòng thời gian thực tế:

  • Ước tính mỗi hoạt động sẽ mất khoảng thời gian khoảng bao lâu. Thời gian dùng cho từng hoạt động của lớp như vậy đã là hợp lý chưa?
  • Có cần thêm thời gian cho hoạt động nào để việc giảng dạy được hiệu quả hơn không?
  • Sử dụng vài phút cuối cùng để kết thúc bài học.
  • Hoạt động bổ trợ cho học sinh, sinh viên. Thời gian dành cho các hoạt động này.
  • Tạo một buổi học trong tâm trí của bạn để xem liệu một ước tính thời gian như vậy có hiệu quả hay không.
  • Thực hành trong lớp và điều chỉnh nếu lịch trình nếu không phù hợp.

Lập kế hoạch thời gian giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về toàn bộ buổi học của mình. Nhưng hãy nhớ luôn linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của bạn. Bạn hãy tập trung vào các hoạt động giảng dạy hiệu quả thay vì bám sát vào kế hoạch ban đầu.

Tạo một dòng thời gian thực tế
Tạo một dòng thời gian thực tế | Nguồn: Internet
Chia sẻ nếu thấy hữu ích