Ngày nay, các màu nhuộm tóc thời thượng và bắt mắt như: đỏ, hồng, tím, bạch kim… đang rất được các bạn trẻ ưa chuộng. Để các màu tóc này lên màu chuẩn và đẹp cần phải trải qua giai đoạn tẩy màu cho tóc. Thông thường, tóc sau khi tẩy sẽ rất yếu và dễ gãy rụng. Do đó cần nắm vững cách chăm sóc tóc sau khi tẩy giúp tóc sớm hồi phục và khỏe đẹp hơn. Cùng theo dõi ngay ở bài viết sau đây nhé!
Tẩy tóc là gì?
Tẩy tóc là quá trình loại bỏ hoàn toàn màu tự nhiên của tóc, thường được thực hiện trước khi bắt đầu nhuộm tóc.
Vốn dĩ tóc có màu là do các sắc tố melanin tạo nên. Việc sử dụng thuốc tẩy cho tóc nhằm xóa bỏ đi hoàn toàn các melanin có trong tóc. Đưa tóc trở về màu gốc giúp cho màu tóc khi nhuộm sáng và lên màu chuẩn hơn.
2Tẩy tóc bao nhiêu lần mới về lại màu gốc?
Melanin là một loại sắc tố có trong cơ thể người, tạo ra màu cho da, tóc và mắt của mỗi người.
Lượng sắc tố melanin có trong tóc của mỗi người là khác nhau. Do đó màu tóc của mỗi người sẽ có màu khác nhau. Người có màu tóc càng tối thì quá trình tẩy tóc diễn ra càng lâu. Nếu tóc bạn vừa đen và dày, khi muốn tẩy tóc sẽ phải sử dụng thuốc và phương pháp mạnh hơn. Lượng thuốc dùng sẽ đậm đặc và thời gian ủ lâu hơn so với những người có tóc màu sáng.
Trung bình bạn sẽ trải qua 2 lần tẩy tóc để có thể đánh bay được màu tóc cũ. Tuy nhiên vẫn có người phải tẩy đến lần thứ 3, thứ 4 mới bắt đầu thấy chuyển biến. Chính vì vậy, da đầu và tóc sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi tẩy tóc.
3Thuốc tẩy tóc ảnh hưởng đến da đầu như thế nào?
Cảm giác đau rát ở vùng da đầu
Tẩy tóc là một trải nghiệm đau khổ với nhiều người. Khi tẩy tóc bạn sẽ có cảm giác đau, rát, cảm thấy như da đầu bị đốt cháy ngay vùng da đầu. Dù đau đớn nhưng vẫn không thể làm được gì ngoài việc phải chờ đợi trong vài tiếng đồng hồ liền.
Nguyên nhân là do trong thuốc tẩy có chứa rất nhiều chất hóa học và thuốc tẩy. Các loại thuốc tẩy đa số có chứa peroxide (3%, 6%,…), đây là chất oxy hóa mạnh nên khi dính lên da sẽ tạo nên những cơn đau rát, khó chịu.
Nghiêm trọng hơn, người tẩy tóc có thể bị hoa mắt, buồn nôn hoặc bị bỏng, viêm ở các vùng da có tiếp xúc với thuốc… Do đó, bạn nên hạn chế việc tẩy tóc nếu có thể để tránh các ảnh hưởng của thuốc tẩy đến da đầu và tóc.
Da đầu bị đóng vảy
Sau khi tẩy tóc xong, da đầu sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, tróc vảy. Đây có thể là tác hại từ các chất hóa học có trong thuốc tẩy tiếp xúc lên tóc gây ra.
Ngứa da đầu
Ngoài những tác hại trên, sau khi tẩy tóc nhiều bạn cũng gặp tình trạng ngứa da đầu. Đây là điều thường xuyên xảy ra sau khi da đầu bị bỏng. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tóc bị khô cứng, xơ xác
Tóc sau khi tẩy thường sẽ bị khô cạn các dưỡng chất và mất đi độ bóng mượt. Vậy nên, hầu hết những người sau khi tẩy tóc đều không thể có được mái tóc óng mượt. Thay vào đó tóc sẽ trở nên khô cứng, xơ xác và bị chẻ ngọn. Bên cạnh đó, tóc cũng dần bị yếu đi và rụng rất nhiều.
4Cách hạn chế tác hại từ tẩy tóc
Dù biết tẩy tóc là không hề tốt. Nhưng trong trường hợp cần thiết phải tẩy tóc, bạn có thể hạn chế các tác hại từ tẩy tóc bằng cách:
- Tìm đến salon làm tóc uy tín. Chuyên sử dụng loại thuốc tẩy tóc an toàn, chính hãng và ít gây hại cho tóc nhất.
- Tìm đến các kỹ thuật viên tẩy tóc có tay nghề và chuyên môn cao, nhằm để thuốc ít chạm vào da đầu nhất khi tẩy.
- Nắm vững cách chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc.
- Biết cách chăm sóc tóc sau khi tẩy.
Cách chăm sóc tóc và da đầu sau khi tẩy tóc
Để có thể giúp tóc và da đầu nhanh chóng phục hồi và hạn chế những tổn thương. Khi tẩy tóc xong, bạn cần tiến hành cách chăm sóc da đầu và tóc tẩy như sau:
Sử dụng dầu gội thiên nhiên, chú ý đến số lần gội đầu trong tuần
Sau khi tẩy tóc, cả da đầu và tóc đều đã chịu nhiều tổn thương. Nên nếu bạn dùng dầu gội hóa học lúc này sẽ rất gây hại đến da dầu. Ngoài ra gội đầu quá thường xuyên sẽ khiến da đầu bị mẫn cảm, làm tóc bị rụng và gãy nhiều hơn.
Bạn nên thay thế các sản phẩm dầu gội và dầu xả bằng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đồng thời phải có kèm tinh chất dưỡng ẩm để “bồi bổ” cho tóc và da dầu.
Bạn có thể bắt đầu gội đầu trở lại sau 3 – 4 ngày từ lúc tẩy tóc. Tần suất gội đầu từ 3 – 4 ngày/ lần.
Dưỡng ẩm cho tóc và da đầu đều đặn hàng ngày
Dưỡng ẩm là cách chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc rất hiệu quả. Da đầu và tóc sau khi tẩy phải chịu nhiều tổn thương nên thường sẽ bị khô và mất đi tính đàn hồi. Do đó, bạn cần cấp ẩm cho da đầu và tóc để da đầu mềm ra. Từ đó dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất từ bên ngoài hơn.
Bạn có thể dùng các sản phẩm xịt dưỡng ẩm, cùng như sử dụng dầu xả có tác dụng dưỡng ẩm trong khi gội đầu.
Ủ tóc
Trong dầu ủ có chứa nhiều các dưỡng chất, giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Việc ủ tóc giúp da đầu và tóc có thời gian hấp thụ tốt những dưỡng chất có trong dầu ủ. Nên sử dụng các dòng sản phẩm ủ tóc có được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên. Chẳng hạn như dầu oliu, các dưỡng chất dưỡng ẩm, vitamin Eargan chứa axit béo,…
Thường xuyên tỉa tóc
Tỉa tóc thường xuyên giúp tóc loại bỏ đi các phần tóc hư tổn, xơ xác. Đồng thời còn giúp các sợi tóc có khoảng trống và thông thoáng hơn, giúp da đầu dễ thở hơn. Từ đó giúp tuần hoàn dưới da đầu hoạt động bình thường. Dẫn đến việc phục hồi da đầu sẽ nhanh chóng hơn sau tổn thương.
Hạn chế sấy tóc
Bạn cần hạn chế thói quen sấy tóc sau khi gội, nhất là sau khi đã tẩy tóc. Vì hơi nóng từ máy sấy sẽ khiến tóc bị khô và yếu hơn rất nhiều. Vậy nên, hãy để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt máy để làm khô tóc. Không nên để tóc bị ướt vì như vậy rất dễ bị cảm lạnh hoặc đau đầu.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn cách chăm sóc tóc sau khi tẩy tóc cũng như những lưu ý từ việc tẩy tóc. Nếu bạn đang có ý định tẩy tóc hãy cân nhắc thật kỹ và tìm những đơn vị thật uy tín để thực hiện. Đặc biệt hãy ghi nhớ và làm theo các chỉ dẫn bên trên để hạn chế các tác hại đến tóc và da đầu nhé!