Cách dạy con của người Nhật

5/5 - (100 bình chọn)
người nhật dạy con

Trẻ em Nhật Bản nổi tiếng với tính kỷ luật và tự lập cao, ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ. Đây được coi là kết quả của phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp. Chính vì thế, cách dạy con của người Nhật cũng là bí quyết được nhiều ông bố bà mẹ ở Việt Nam tìm hiểu áp dụng.

Dưới đây là một vài đặc điểm chính trong cách dạy con của ba mẹ Nhật Bản. Nếu muốn con yêu của mình có được sự phát triển toàn diện, bạn không nên bỏ qua những thông tin này:

Để trẻ hành động độc lập

Phụ huynh Nhật Bản khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề của riêng mình và không can thiệp khi trẻ vẫn có thể tự mình giải quyết. Đây là lý do trẻ em Nhật Bản luôn có khả năng tự lập cao hơn hẳn so với trẻ em Việt Nam.

Ví dụ, nếu có sự xung đột giữa các đứa trẻ với nhau, phụ huynh Nhật Bản sẽ để chúng tự hòa giải và chỉ tiến hành điều chỉnh khi mọi chuyện đi quá xa. Trong khi đó, phụ huynh Việt Nam lại có xu hướng can thiệp vào xung đột này ngay từ đầu.

Xây dựng tính kỷ luật cao ở trẻ

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa trẻ. Ba mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng những hình phạt hay mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ.

Chính vì vậy, nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

Cân bằng yếu tố cá nhân và cộng đồng

Kỹ năng ứng xử với cộng đồng, tập thể là yếu tố luôn được ba mẹ Nhật quan tâm. Thông thường, họ hướng con cái của mình phải biết ứng xử nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người và kiềm chế bản thân để tránh những xung đột không đáng có. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các cá nhân vẫn được coi trọng. Do đó, trẻ em Nhật Bản luôn được dạy phải biết nỗ lực để đạt được các mục tiêu của mình một cách lành mạnh.

Khen hành vi cụ thể của trẻ

Nếu chỉ khen trẻ chung chung, ba mẹ có thể khiến trẻ tự phụ. Hiểu được điều này, ba mẹ Nhật luôn khen thật cụ thể mỗi khi con làm được một việc gì đó. Chẳng hạn thay vì chỉ khen “con mẹ thật giỏi” thì ba mẹ Nhật sẽ khen “con mẹ tự thay quần áo thật giỏi”, “con mẹ tự xúc cơm ăn thật cừ”. Khi được khen cụ thể, trẻ thường có xu hướng lặp lại hành động này vào lần sau để tiếp tục được ba mẹ khen ngợi.

Không chỉ trích lỗi lầm

Mọi bậc phụ huynh đều có sự kỳ vọng lớn lao vào con cái. Điều này vô tình khiến họ cảm thấy thất vọng khi trẻ không đáp ứng được mong muốn của họ. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến nhiều người có thói quen chỉ trích mỗi khi trẻ mắc sai lầm.

Tuy nhiên đối với người Nhật, họ quan niệm rằng sai lầm là điều tất cả mọi người đều không thể tránh khỏi, và chỉ trích lỗi lầm cũng không làm người khác tốt lên. Do vậy khi dạy con, họ cũng hạn chế tối đa việc chỉ trích lỗi lầm của trẻ, mà thường dạy trẻ biết lỗi sai của mình ở đâu để bé khắc phục vào những lần sau.

Thường xuyên để trẻ vận động

Bên cạnh việc phát triển trí tuệ, ba mẹ Nhật cũng chú trọng việc giáo dục thể chất cho con cái. Ngay từ khi trẻ lên 2, người Nhật đã cho trẻ đi bộ đều đặn những đoạn ngắn hàng ngày. Mặt khác, trẻ em Nhật cũng được ba mẹ dắt đi công viên thường xuyên để trẻ được vui chơi và tăng cường sức khỏe.

Cách dạy con của người Nhật theo từng giai đoạn (0-12 tuổi)

Ở mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có đặc điểm khác nhau về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, định hướng giáo dục trẻ ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau nhất định. Hãy cùng tham khảo xem cách dạy con của người Nhật theo từng giai đoạn phát triển của trẻ có gì đặc biệt không nhé:

  • Từ 0 đến 12 tháng tuổi: Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, đồ ăn dặm chỉ được bổ sung khi thật sự cần thiết. Ba mẹ Nhật cũng có xu hướng khuyến khích trẻ tự lựa chọn đồ ăn mình yêu thích, thay vì cố gắng nhồi nhét những món ăn ba mẹ nghĩ con sẽ cần như ở Việt Nam.
  • Từ 12 đến 18 tháng tuổi: Ba mẹ lặp lại nhiều hành động để trẻ bắt chước làm theo. Ví dụ như cười, làm mặt xấu, nhịp điệu bài hát đơn giản.
  • Từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Ba mẹ Nhật tạo thói quen cho trẻ, chẳng hạn như ăn, ngủ, đi vệ sinh trong những giờ nào, ngủ trong bao lâu. Đồ chơi của trẻ trong giai đoạn này thường là món đồ chơi nhiều màu sắc, đem lại xúc cảm cao.
  • 3 tuổi: Ba mẹ gửi con ở nhà trẻ. Tại trường, trẻ phải tự học cách chơi với những bạn bè khác. Đồ chơi cho trẻ lên 3 thường là dạng đồ chơi thông minh hoặc mang tính logic cơ bản như xếp hình, lắp ghép,…
  • 4 tuổi: Ba mẹ dạy trẻ cách ăn bằng đũa và thìa, dạy trẻ cách tự làm sạch sau khi đi vệ sinh. Đồ chơi lúc này khuyến khích sự tìm tòi, khám phá, khiêu gợi sự tò mò.
  • 5 – 6 tuổi: Trẻ dần dần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ có thể học ngoại ngữ trong giai đoạn này. Phụ huynh Nhật Bản vẫn còn khá bảo thủ trong việc để trẻ học một ngôn ngữ thứ 2, nhưng điều này đang dần dần được cải thiện trong những năm gần đây.
  • Từ 6 đến 12 tuổi: Đây là giai đoạn ba mẹ Nhật dạy cho trẻ kỹ năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho một số vấn đề cá nhân của mình. Ví dụ, nếu trẻ muốn nuôi thú cưng, trẻ phải tự chăm sóc và trông nom chúng.

Trên đây là một vài đặc điểm chính trong cách dạy con của người Nhật. Bạn lưu ý rằng môi trường sống lẫn văn hóa của Nhật Bản và Việt Nam có rất nhiều điểm khác biệt. Chính vì thế, bạn chỉ nên áp dụng bí quyết giáo dục con cái của họ một cách linh hoạt và có chọn lọc, để con yêu của mình luôn được phát triển toàn diện.

Ứng xử của ba mẹ Nhật với con cái

Để trẻ được nuôi dạy tốt, ứng xử của ba mẹ đối với con cái là điều vô cùng quan trọng. Dù vậy, đây lại là yếu tố bị nhiều ba mẹ Việt lại bỏ qua. Đối với phụ huynh đất nước mặt trời mọc, họ luôn tuân thủ một vài quy tắc khi ứng xử với con cái như sau:

1

Không khoe khoang về con của mình

Các bậc làm ba mẹ ở Việt Nam có thể dành nhiều thời gian để nói về con của họ cho nhiều người khác nhau. Ngược lại, các bậc phụ huynh Nhật Bản chỉ nói về con của họ cho những người thân thiết, bởi họ cho rằng khoe khoang về con là việc làm không cần thiết.

 

2

Thân thiết với con nhưng không ôm hôn

Người Nhật dành nhiều thời gian bên cạnh con cái. Giữa ba mẹ và trẻ cũng có mối quan hệ vô cùng thân mật. Thế nhưng, họ luôn hạn chế ôm hôn và làm những điều tương tự. Lý do là bởi họ quan niệm cơ thể của trẻ cũng cần được tôn trọng bởi tất cả mọi người.

 

3

Thường xuyên làm đồ ăn cho trẻ

Ở đất nước hoa anh đào, việc trẻ mang theo đồ ăn được chính tay mẹ làm khi đến trường gần như là một điều đương nhiên. Bởi trước khi sinh, phụ nữ Nhật luôn được học về dinh dưỡng, để biết cách nấu những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho con yêu của mình. Không chỉ ngon, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ còn được trang trí dễ thương và đẹp mắt. Đây cũng là một đặc trưng thể hiện sự khéo léo và tỉ mỉ của phụ nữ Nhật Bản.

 

Lê Anh Tiến từng tham gia điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, giáo dục, vận tải, xây dựng, thẩm mỹ.. Ông thành lập Top10tphcm từ năm 2017 với mong muốn đưa những thông tin hữu ích nhất đến với bạn đọc.
Chia sẻ nếu thấy hữu ích