May mặc là một ngành công nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc khi nhu cầu sử dụng của người dùng trong nước, lẫn xuất khẩu nước ngoài có sự tăng trưởng lớn. Để tạo ra trang phục chất lượng thì chất liệu vải là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định không nhỏ. Tìm hiểu về 15 loại vải trong ngành may mặc hiện nay để có được cái nhìn khách quan, chính xác nhất cho chính mình.
Vải cotton
Được biết tới là một trong những loại vải phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay, khả năng phù hợp để tạo nên nhiều loại trang phục, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên tốt cho người dùng.
Đặc trưng của vải cotton là sở hữu độ co giãn cao, tạo được cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc, đồng thời không gây kích ứng da. Với chất lượng vải tốt, độ mềm mịn cao, thấm hút mồ hôi tốt thì vải cotton được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều hơn.
2Vải kaki
Được đánh giá cao ở độ bền khi sử dụng sợi tổng hợp dệt chéo, hoặc có thể là cotton tạo nên. Thông thường, vải kaki khá cứng, độ dày cao hơn so với những loại vải sử dụng phổ biến khác. Khi sử dụng đây là loại vải ít nhăn, việc giặt giũ dễ dàng và độ phai màu khá ít.
Hiện nay, vải kaki được đưa vào sử dụng trong ngành may mặc có nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến như kaki thun, kaki thường,…
3Vải kate
Sự kết hợp giữa cotton và pe tạo nên vải kate sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Việc sử dụng chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất ra trang phục công sở, đồng phục cho nhân viên,… Chất lượng cao, không tồn tại quá nhiều khuyết điểm là những ưu điểm nổi bật của loại vải kate này.
Giữa nhiều lựa chọn như vải kate korea, kate lụa, kate us, kate thun,… giúp việc sản xuất trang phục được thực hiện dễ dàng, hiệu quả và đa dạng cho nhu cầu của người dùng.
4Vải nhung
Đặc trưng là độ mịn mượt cao, xốp và có khả năng giữ ẩm hiệu quả. Mang tới cảm giác mềm mại, quý phái khi sử dụng là những gì mà vải nhung có thể đảm bảo khi mang ra sử dụng. Sự mới mẻ, đa dạng giúp việc thiết kế trang phục từ vải nhung dễ dàng, hiệu quả như ý muốn. Dù là quần áo, túi xách,… đều có thể sử dụng vải nhung để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
5Vải jean
Bản chất là dạng vải bông thô được dệt từ cotton mang tới độ bền bỉ lý tưởng dù được sử dụng thời gian dài, giặt giũ nhiều lần. Việc có thể bền màu, chất lượng cao, không giãn,… giúp vải jean được tin dùng ngày càng nhiều hơn.
Đặc biệt, với chất liệu này khi sử dụng trong may mặc tạo nên sản phẩm dễ sử dụng, không quá kén người mặc nên có thể phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
6Vải ren
Loại vải được sử dụng trong việc tạo nên những trang phục chủ yếu cho chị em phụ nữ. Tạo nên cảm giác sang trọng, sự quý phái khi sử dụng những trang phục từ chất liệu ren là những gì chúng ta có được. Không chỉ vậy, việc tạo nên sự gợi cảm, quyến rũ càng giúp cho vải ren được sử dụng nhiều hơn.
Trong quá trình sử dụng thì loại vải này khá khó bảo quản, dễ bị hư hỏng và kén người dùng. Chính vì thế, vải ren được sử dụng tạo ra trang phục cho một số đối tượng người dùng nhất định.
7Vải denim
Được sử dụng từ lâu đời, trong việc bọc ghế, làm rèm cửa, hay thường phục theo nhu cầu, đòi hỏi thực tế của con người. Đây là loại vải được dệt khá thô từ vải màu và vải trắng. Sự đan xen giữa các sợi vải tạo nên vải denim đặc trưng.
8Vải nỉ
Thường được sử dụng để sản xuất tạo nên trang phục mặc trong mùa đông bởi khả năng giữ nhiệt, giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Chất liệu mang tới cảm giác mượt mà, mềm mại giúp người mặc có được sự thoải mái và dễ chịu nhất. Sử dụng vải nỉ là lựa chọn lý tưởng cho các bà bầu, hay trẻ nhỏ để có được khả năng chống thấm nước, thoáng khí giúp việc mặc có được hiệu quả cao.
Hơn nữa, việc sử dụng trang phục từ vải nỉ còn dễ dàng trong việc bảo quản, độ bền cao, giặt giũ dễ dàng.
9Vải len
Là chất liệu quen thuộc, được đưa vào sử dụng từ xa xưa giúp việc giữ ấm cho cơ thể khi mùa đông tới đạt hiệu quả cao hơn. Đây là loại vải sử dụng lông của động vật có khả năng hút ẩm tốt tạo nên.
Hiện nay, những trang phục từ quần, áo, mũ, găng tay,… sử dụng vải len tạo nên vô cùng đa dạng. Khả năng giữ ấm tốt, giặt giũ dễ dàng, bảo quản đơn giản giúp vải len trở nên thông dụng hơn rất nhiều.
10Vải thô
Chất vải được đánh giá mềm mịn, tạo độ mát mẻ cần thiết, co giãn 4 chiều đem tới cảm giác thoải mái khi sử dụng. Với kiểu dáng đẹp tự nhiên mà vải thô có được thì việc ứng dụng hiện nay khá phổ biến.
Đặc trưng của vải thô là thấm nước nhanh, mau khô, dễ dàng bảo quản, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Vì vậy, ứng dụng vải thô trong việc tạo ra trang phục cho cả nam và nữ ngày càng được tin tưởng.
11Vải lanh
Được tạo ra từ cây lanh tạo nên chất liệu vải có độ bền tốt, trọng lượng nhẹ, khả năng thấm hút mồ hôi lý tưởng. Những trang phục được may bằng vải lanh mang tới cảm giác mát mẻ, thoải mái tối đa cho người mặc. Thường thì chất liệu này được sử dụng chủ yếu trong việc tạo nên những trang phục sử dụng trong mùa hè.
Tuy nhiên, một hạn chế của vải lanh chính là độ đàn hồi kém, dễ nhăn, độ bền không thực sự cao.
12Vải đũi
Sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng với vải thô như độ mềm mịn cao, được tạo nên từ việc dệt sợi và tiến hành nhuộm bằng mặt trái. Những trang phục được may bằng vải đũi tạo cảm giác mộc mạc, tự nhiên và ưa nhìn nhất. Chính vì thế, đây thường là chất liệu được sử dụng tạo nên những bộ váy bắt mắt, ấn tượng cho phái đẹp.
13Vải nylon
Vải nylon – PE ít thấm nước, độ bền bỉ cao, nhanh khô sau khi giặt, có độ bóng đặc trưng và sử dụng phá rộng rãi, phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Tuy nhiên, đối với chất liệu này khi sử dụng có điểm trừ ở khả năng thấm hút độ ẩm kém, khá nóng khi mặc nên việc sử dụng vải PE vào mùa hè không được khuyến khích.
14Vải lụa tự nhiên
Được dệt lên từ kén của con tằm nên có độ mềm mại hoàn hảo, thêm vào đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Vì vậy việc sử dụng vải lụa tự nhiên trong việc may ra những trang phục cho mùa hè là vô cùng đúng đắn, đem lại hiệu quả sử dụng cao.
Không những vậy, với khả năng giúp giữ nhiệt tốt thì dù sử dụng mùa đông cũng được ưa chuộng. Vải lụa tự nhiên là một trong số ít những chất liệu có thể sử dụng may trang phục cho cả 4 mùa đều phù hợp.
Vải sử dụng trong may mặc có nhiều loại khác nhau mang tới nhiều lựa chọn để sử dụng cho từng hoàn cảnh, yêu cầu cụ thể. Tìm hiểu và xác định những nét đặc trưng của từng loại vải phổ biến trong ngành may mặc để việc ứng dụng chuẩn xác, đem tới những sản phẩm chất lượng để sử dụng hiệu quả nhất.